5 Điểm Khác Biệt Lớn Giữa TCG & OCG
Bỏ ngoài tai những Drama thì OCG đã luôn là quả cầu tiên tri cho TCG, một ánh nhìn thoáng qua về tương lai của Format hay Meta.
Những tin mới của OCG chính là khoảng khắc đầu tiên để người chơi có thông tin về sản phẩm sắp ra mắt, cũng như các giải đấu là chứng minh sức mạnh cho những chiến thuật mới. Có thể coi OCG như là tiên phong cho sự phát triển của Yu-Gi-Oh, cùng với rất nhiều bài thủ não to đi cùng với chiến thuật mới lạ. Nói không ngoa khi TCG đã phải bám theo bước chân của OCG. Hoặc ít nhất là đã
2013 đánh dấu thời điểm OCG và TCG tách biệt 2 bảng phong thần, đồng thời mở ra thời kì mới cho Yu-Gi-Oh. TCG không còn chỉ là phản chiếu của OCG, cả 2 bên bắt đầu có những sản phẩm riêng cùng với nhiều sự khác biệt quan trọng. Kể từ thời điểm đó, Banlist của TCG và OCG đã rẽ nhánh ra thành phiên bản khác hẳn nhau, mặc dù cũng có những lúc phải Súng bên súng, đầu sát bên đầu để cùng nhau đánh dập một chiến thuật mạnh vô lý nào đó.
Ngày nay, OCG vẫn là một nguồn thông tin hữu ích để dự đoán những điều sắp tới với TCG, nhưng có một số sự khác nhau quan trọng mà người chơi cần nhớ. Bài viết này sẽ nhắc lại cho những người chơi lâu năm cũng như chỉ cho người mới về năm sự khác biệt lớn giữa hai Format, bao gồm cả những lá bài đang/sẽ ra mắt, Banlist, …
Khác Banlist = Khác Meta
Qua thời gian, ta có thể thấy rõ việc tách biệt banlist đã ảnh hưởng đến format như thế nào. Cả hai bên đều có phương án cân bằng game khác nhau, sự giống nhau có lẽ là việc đều có cả lợi cả hại.
Sẽ rất khó để giải thích điều này khi mà format và gameplay liên tục thay đổi, nhưng để nói một cách đơn giản thì đôi khi những bộ bài đứng vị trí cao ở OCG lại không xuất hiện bên TCG, kể cả khi tất cả các lá bài cần thiết đều đã được ra mắt.
Sự khác biệt đầu tiên luôn được nhắc tới đó chính là Maxx "C"
Ảnh hướng của banlist là rất lớn, thay đổi một lá bài và bùm, deck của bạn biến mất khỏi thị trường. Chính vì vậy nên chỉ với khác biệt nhỏ thôi cũng có thể làm khác biệt hoàn toàn TCG và OCG. MVP trong việc này chính là chú gián vui vẻ - Maxx “C”. Ăn nằm trong ngục tù ở TCG đã lâu nhưng Maxx “C” lại lộng hành vô cùng mạnh mẽ ở OCG. Giống như xuân, lá bài này gần như luôn ở thời kì đỉnh cao với số lương 2-3 trong mọi bộ bài.
Là nỗi sợ của người chơi combo, cũng giống bên TCG sợ một viên thiên thạch rơi xuống vậy. Thậm chí Maxx “C” còn được đánh giá cao hơn Nibiru – một triệu hồi đặc biệt bằng 1 bốc, luôn là hy vọng của người chơi kể cả khi vào kèo khó. Với ảnh hưởng của Maxx “C”, một số lá bài quan trọng trong các bộ bài combo bị cấm bên TCG vẫn còn được sử dụng bên OCG như Block Dragon hay Thunder Dragon Colossus. Tuy nhiên đánh đổi cho chủ bài chính là việc bị giới hạn vài lá bài khác như Thunder Dragonroar và Thunder Dragonhawk bị Semi rồi Limited trong khi cả hai đều được thả 3 bên TCG. Điểm mạnh của việc này chính là lối chơi và sức mạnh chủ đạo của các chiến thuật vẫn giữ nguyên tuy nhiên lại giảm đi độ ổn định.
Nhiều lá bài mới ra mắt bên OCG tỏ ra lực thực sự
Sự khác biệt giữa hai banlist phần nào đó cũng tới từ việc thời gian ra mắt sản phẩm ở TCG và OCG. Thông thường những lá bài sẽ được ra mắt trước ở OCG, trở thành sản phẩm OCG-exclusive. Và trong các sản phẩm đó, thi thoảng sẽ xuất hiện các lá bài hoặc tộc bài ảnh hưởng mạnh đến meta như Crosout Designator, Diviner of Heralds hoặc nếu ở hiện tại ta có tộc Brave Token tung hoành ở OCG nhưng lại là ẩn số bên TCG.
"Chỉ Kiếm" mới được ra mắt ở TCG cách đây không lâu
Trong khi Phantom Knight vẫn chỉ là một deck Tier 2-3 ở bên TCG thì với sự hỗ trợ của Token Dũng Cảm, PK trở thành một yếu tố cực kì đang sợ nếu phải đối mặt ở giải đấu, thậm chí còn khiến nhiều người nghi ngờ về việc Cherubini, Ebon Angel of the Burning Abyss sẽ bị hit trong banlist sắp tới.
Khác biệt trong các sự kiện lớn
Một điểm khác biệt ít được chú ý đến chính là độ phổ biến của các sự kiện. OCG tập trung mạnh hơn ở các sự kiện mang tầm cỡ local, kể cả khi các giải đấu sẽ chỉ có khoảng 30 tới 40 người tham gia.
Trong khi đó, ở TCG sẽ thường chỉ tập trung vào các giải đấu lớn tầm quốc gia như YCS. Tuy nhiên kể cả trước đại dịch, ta cũng mất khá lâu để có thể tìm được kết quả của các giải đấu đó còn với OCG thì Road of the King hay một vài trang web khác đều có thể giúp ta có được tổng kết meta trong một giải đấu nào đó.
Có nhiều lần in lại vui vẻ hơn
Với kinh nghiệm chơi và hóng sản phẩm TCG, đôi khi mình cảm thấy để một lá bài được in lại sẽ mất cả đời người. OCG thì lại hiếm khi gặp vấn đề này, đa phần là do việc kiếm những lá bài có Secret Rare đơn giản hơn nhiều. Các sản phẩm chính như Blazing Vortex đều có foil thấp hơn Secret cho mọi lá bài. (Ví dụ: Armed Dragon Thunder LV10 vừa có foil Secret, vừa có foil Ultra hay Armed Dragon Thunder LV 7 vừa có Secret, vừa có Super)
Link Vrain Pack 1 đã tạo nên cơn sốt cho thời kỳ mới của Yugioh
Không chỉ với việc in foil, OCG còn có các sản phẩm với khả năng in lại cực mạnh như Link VRAIN Pack hay Structure Decks (Xin đấy TCG, cho tôi con Pot of Extravagance trong SD Alba Strike đi). Structure Deck R: Dragunity Drive và Structure Deck R: Warriors’ Strike đã bị bỏ qua rồi đưa vào Pack bài thay vì SD. Warrior’ Strike được thấy trong Toon Chaos, và những bài Dragunity mới thì ở Ghost of the Past. Những lá bài nổi bật trong Link VRAIN Pack cũng tương đối khá khó kiếm ở bên TCG.
Yếu tố Promo cho Manga
Mang bài từ OCG sang TCG không phải lúc nào cũng đơn giản chỉ là đưa nó vào sản phẩm tiếp theo. Thi thoảng những lá bài mới được ra mắt từ như quà tặng đi kèm của một sản phẩm cụ thể khác. Ví dụ, promo đi cùng với manga là kết quả của việc hợp tác giữa Konami và bên ra mắt manga, việc hợp tác đó cũng bao gồm cả việc mất bao lâu thì lá bài đó mới được in lại trong sản phẩm Pack/SD.
Các lá bài mới của VJump luôn gây tò mò..
TCG thì lại không thích việc mua manga lấy bài, thông thường sẽ có các sản phẩm khác để tri ân cũng như ra mắt các lá bài này. Tiếc thay, có những yếu tố promo VJump xuất hiện từ 2019 đến tận 2021 mới được ra mắt bên TCG. Đây cũng là một nỗi khổ cho người chơi đọc tiếng anh khi phải nhìn tộc bài mình yêu thích được hỗ trợ ở VJump còn ở TCG thì ẩn danh như tiền lương lúc cuối tháng.
Mình viết bài này không có ý “Cỏ nhà bên xanh hơn”. Tất cả chỉ là để mọi người có thêm cái nhìn về sự khác biệt giữa 2 Format. Hy vọng mục đích của bài viết này đã đến được với các bạn.
Nguồn: ygo.uk
~ Takashi Sakai ~
effeneKes
alcolfsot
Loarkag