EFFECTS: Các Loại Hiệu Ứng Đặc Biệt
Một Hiệu ứng, hay Hiệu ứng lá bài, là bất cứ hiệu ứng nào trong trò chơi được tạo ra bởi một lá bài cụ thể, ngoại trừ phần điều kiện và "giá" (costs) của lá bài đó. Hiệu ứng của lá bài bao gồm hiệu ứng quái thú, hiệu ứng ma pháp và hiệu ứng bẫy.
Phần hiệu ứng, cũng như điều kiện, giá và nguyên liệu cho hầu hết các quái thú ở Bộ bài phụ, được đề cập ở nội dung lá bài.
I. Mandatory effect: Hiệu ứng bắt buộc
Mandatory effects (compulsory effects) là những hiệu ứng bắt buộc phải kích hoạt khi nó thoả mãn điều kiện kích hoạt. Những hiệu ứng bắt buộc không có cụm từ "You can" ở khung mô tả.
Những lá bài như Caius the Shadow Monarch và Man-Eater Bug có những khả năng mạnh mẽ, nhưng bởi vì những hiệu ứng đó là bắt buộc, nếu chúng được kích hoạt khi đối thủ không có quái thú nào, người chơi phải chọn các lá bài của chính bản thân mình.
Caius the Shadow Monarch
Man-Eater Bug
Cơ chế:
Khi một hiệu ứng bắt buộc thoả mãn điều kiện kích hoạt, nó luôn luôn kích hoạt, kể cả nếu không có mục tiêu hợp lệ hay không có tác dụng nào. Hiệu ứng bắt buộc không thể bị "lỡ thời điểm" (miss the timing). Nếu một hiệu ứng bắt buộc phải kích hoạt vào một giai đoạn hay bước đặc biệt, thì không thể tiến tới giai đoạn hay bước kế tiếp cho tới khi hiệu ứng đó được kích hoạt.
Khi nhiều hiệu ứng cùng kích hoạt vào một thời điểm, chúng sẽ đều được xếp trong một Chuỗi, lượt của người chơi nào thì hiệu ứng bắt buộc của người chơi đó kích hoạt trước, tiếp theo là hiệu ứng bắt buộc của đối thủ, những hiệu ứng tuỳ chọn chỉ có thể được kích hoạt ở Chuỗi liên kết (Chain Links) cao hơn.
Atlannteann Dragoons
Mermail Abyssteus
Người chơi kích hoạt hiệu ứng triệu hồi của Abyssteus bằng cách bỏ đi Dragoons.
Sau khi triệu hồi thành công, hiệu ứng của Dragoons là bắt buộc, nên sẽ xếp ở Chain 1, sau đó người chơi có thể kích hoạt hiệu ứng của Abyssteus ở Chain 2 (trong trường hợp không bị ảnh hưởng bởi yếu tố khác).
II. Optional Effect: Hiệu ứng tùy chọn
Những hiệu ứng tùy chọn là những hiệu ứng mà người chơi có thể chọn có hoặc không kích hoạt. Những hiệu ứng tùy chọn bao gồm cụm từ "You can" ở trong khung mô tả.
Souleating Oviraptor
Bỏ lỡ thời điểm (missing the timing):
Những hiệu ứng tùy chọn có từ "When" có thể bị lỡ thời điểm. Còn những hiệu ứng tùy chọn sử dụng các từ chỉ thời điểm khác, ví dụ như "If" thì không.
Chiwen, Light of the Yang Zing
Cơ chế:
Khi nhiều hiệu ứng cùng được kích hoạt vào một thời điểm, chúng đều được xếp vào một Chuỗi, trong đó những hiệu ứng bắt buộc được kích hoạt trước, tiếp theo là hiệu ứng tùy chọn của người chơi lượt đó, rồi đến hiệu ứng tùy chọn của người còn lại.
III. Lingering Effect: Hiệu ứng kéo dài
Một hiệu ứng kéo dài là hiệu ứng mà vẫn áp dụng kể cả khi lá bài không còn ở trên sân. Những hiệu ứng kéo dài không thể bị vô hiệu hoá, trừ khi vô hiệu hoá từ lúc nó được kích hoạt.
Một loại bài mà thường có hiệu ứng kéo dài là Quái thú Token. Những Token không phải Quái thú hiệu ứng và chúng không có hiệu ứng của bản thân; những hiệu ứng của Token là những hiệu ứng kéo dài từ lá bài triệu hồi nó, và những Quái thú Token luôn được coi là Quái thú thông thường.
Swordsoul Of Mo Ye
Những Token được triệu hồi từ các quái thú Swordsoul có hiệu ứng kéo dài là chỉ cho phép người chơi triệu hồi quái thú Synchro từ Bộ bài phụ.
Một khi được áp dụng, một hiệu ứng kéo dài không thể bị vô hiệu hoá. Ví dụ, nếu Limiter Removal áp dụng vào một quái thú, và quái thú đó sau đó trở nên miễn nhiễm với các hiệu ứng (ví dụ nhờ vào hiệu ứng của Number 81: Superdreadnought Rail Cannon Super Dora), nó vẫn sẽ bị phá huỷ vào Giai đoạn kết thúc (End Phase).
Limiter Removal
Number 81: Superdreadnought Rail Cannon Super Dora
IV. Continuous Effect: Hiệu ứng vĩnh cửu
Hiệu ứng vĩnh cửu là một loại hiệu ứng quái thú được áp dụng khi quái thú đó nằm ngửa trên sân. Một số phải thoả mãn điều kiện phụ trước khi chúng có thể được áp dụng, một số khác chỉ có thể được áp dụng một cách tạm thời. Những hiệu ứng này không bao giờ kích hoạt, do đó, chúng không bắt đầu một Chuỗi.
Jinzo và Starduston là hai lá bài tiêu biểu cho hiệu ứng vĩnh cửu. Vì những hiệu ứng này không bắt đầu một Chuỗi, chúng không bị ảnh hưởng bởi những hiệu ứng vô hiệu hoá sự kích hoạt. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể bị vô hiệu hoá bởi những hiệu ứng mà không cần phản hồi trực tiếp vào sự kích hoạt, ví dụ như Skill Drain, Effect Veiler, Junk Synchron,...
Jinzo
Skill Drain
Với những lá bài áp dụng PSCT (giải quyết vấn đề về thông tin), những hiệu ứng vĩnh cửu được nhận biết dễ dàng hơn nhờ việc không sử dụng dấu ":" hay dấu ";".
Một số hiệu ứng vĩnh cửu của quái thú chỉ có hiệu lực khi điều kiện đặc biệt thoả mãn. Ví dụ: Bountiful Artemis, Ancient Gear Golem, và Steamroid.
Bountiful Artemis
Ancient Gear Golem
Steamroid
Nguồn: yugioh.fandom
Viết bình luận