Mặc dù sở hữu một trong những lá bài mạnh nhất trong bộ bài của mình, song Seto Kaiba cũng có xu hướng sử dụng những lá bài "tệ nhất có thể" trong bộ bài của anh.
Lợi thế rõ ràng nhất của Kaiba xuyên suốt toàn bộ phần phim gốc đó là sở hữu những lá bài mạnh nhất thời điểm bấy giờ, đồng thời khoe khoang về chúng. Kaiba đã tự tay điều hành cả một tập đoàn lớn, vậy nên việc có cho mình tất cả những lá bài Yu-Gi-Oh! là điều không quá khó hiểu. Toàn bộ câu chuyện bắt đầu bởi vị chủ tịch trẻ muốn có lá bài Rồng Trắng Mắt Xanh (Blue - Eyes White Dragon) cuối cùng để không ai có thể dùng nó chống lại anh ta (bởi Kaiba đã sở hữu những quái thú mạnh mẽ nhất rồi).
Tuy nhiên, điều này cũng không thể ngăn cản Kaiba khỏi việc đưa vào trong bộ bài của mình những lá bài tệ nhất. Mặc dù tự gọi mình là bài thủ số 1, nhân vật này vẫn trộn lẫn trong bộ bài cực kì mạnh mẽ của anh những quái thú yếu đuối cũng như dàn Spell và Trap tệ hại. Sau đây chúng ta sẽ cùng điểm qua 10 lá bài tệ nhất của Seto Kaiba.
10/10. Judge Man
Công bằng mà nói với Judge Man, Kaiba thường xuyên sử dụng nó trong phần truyện Duelist Kingdom, thời kì mà người chơi không cần thiết phải hiến tế để triệu hồi quái vật 5 sao hoặc lớn hơn. Judge Man là quái thú 6 sao, sở hữu chỉ sô tạm ổn là 2200 ATK và 1500 DEF, nhưng còn đó là rất nhiều những lá bài khác tốt hơn có thể được sử dụng. Và vì bộ bài của Kaiba không cần phải hiến tế để triệu hồi quái vật ở cấp độ cũng như sức mạnh này, vậy nên có nhiều lựa chọn tốt hơn là Judge Man.
Judge Man
9/10. Saggi The Dark Clown
Đây là một trong những quân bài kì lạ lọt được vào bộ bài của Kaiba. Dòng mô tả trên lá bài ghi chính xác như sau: “Tên hề này xuất hiện từ hư không”. Ở phần sau của bộ truyện, bộ bài của Kaiba sẽ hoàn toàn xoay quanh rồng và triệu hồi rồng, nhưng Saggi vẫn được sử dụng cho đến tận cuối phần truyện Battle City. Có thể thấy, tên hề này thực sự bật ra trước mặt người xem chẳng từ đâu cả.
Saggi là 1 tên hề với 600 ATK và 1500 DEF, điều đó có nghĩa là nó được thêm vào chỉ để cho đủ bộ bài. Có lẽ giá trị lớn nhất của lá bài này là dành cho những bài thủ sưu tầm chuyên nghiệp muốn hoàn thành bộ sưu tập của mình, chứ không phải do sức mạnh thực tế trong thực chiến của nó.
Saggi The Dark Clown
8/10. Aqua Madoor
Quái thú này không hẳn là lựa chọn tệ dành cho bộ bài của người chơi khác. Nó được biết đến như “phù thủy của nước”, và sở hữu chỉ số 1200 ATK/ 2000 DEF.
Chỉ số 2000 DEF cho một quái vật ở thời kì đầu của trò chơi là vô cùng ấn tượng, nhưng trong phần truyện Duelist Kingdom khi mà 1 quái vật có thể thật sự bỗng dưng được triệu hồi và sở hữu 2500 ATK mà chả mất gì, Aqua Madoor hoàn toàn không thể chống đỡ lại. Đó là lí do mà chúng ta chỉ thấy nó xuất hiện một lần duy nhất trong toàn bộ bộ truyện.
Aqua Madoor
7/10. Hyozanryu
Đây là nước đi đặc biệt khó hiểu của Kaiba, bởi phải cho tới khi luật của giải đấu Battle City được “nâng cao”, chủ tịch mới bắt đầu sử dụng nó. Hyozanryu là một quái thú 7 sao với 2100 ATK và 2800 DEF.
Mặc dù có artwork khá ngầu, song người chơi lại phải hi sinh tới 2 quái thú khác để triệu hồi con rồng này. Về cơ bản, điều kiện triệu hồi của nó giống hệt với Blue - Eyes White Dragon. Hyozanryu cũng không thể đánh bại bất kì quái thú chủ lực nào trong bộ truyện, vậy nên dành ra một lượng tài nguyên giống hệt cho một con rồng đem lại lợi ích giảm dần như vậy có vẻ khá vô nghĩa.
Hyozanryu
6/10. Hitotsu – Me Giant
Điều đáng để nói về gã khổng lồ này đó là nó là một trong những quái thú kinh điển của toàn bộ truyện chỉ bởi vì gã được xuất hiện trong tập đầu tiên. Theo mô tả của lá bài, Hitotsu - Me Giant là “quái vật khổng lồ 1 mắt với cánh tay mạnh mẽ lực lưỡng nhằm tạo ra những đòn cú đấm trừng phạt kẻ thù”.
Dòng mô tả đó đã thổi phồng gã khổng lồ quá mức trong khi nó chỉ là một quái thú với 1200 ATK. Mặc dù, Kaiba vẫn sử dụng Hitotsu - Me Giant ngay cả trong phần Battle City. Ít ra gã khổng lồ ngốc nghếch này phần nào đó còn được thiên vị.
Hitotsu - Me Giant
5/10. Ring of Defense
Ring of Defense giảm thiệt hại gây ra bởi bởi Trap về con số 0. Vấn đề với lá bài như này đó là nó rõ ràng dùng để chặn những lá như Ring of Destruction.
Những lá Trap chỉ dùng để chống lại 1 hay 2 lá bài cụ thể thực ra không hẳn là tốt. Vấn đề đối với những lá Trap đó là nếu như không ai sử dụng đúng lá bài cụ thể cần phải chống thì sao? Hơn nữa, Ring of Defense chính là đối trọng của Ring of Destruction – một lá bài “thương hiệu” khác của Kaiba.
Ring of Defense
4/10. Dragon’s Rage
Một lá bài Yu-Gi-Oh! khá cổ, đây là bài bẫy cho phép quái thú loại Rồng gây thiệt hại xuyên giáp đối với bất kể quái vật thế thủ nào bị tấn công. Đây không phải là 1 lựa chọn tệ, đặc biệt là đối với Kaiba, người luôn biết cách tạo ra những con quái vật khổng lồ mà chẳng ai có thể vượt qua được.
Mặc dù điều này là hợp lý với những gì người xem đã biết về cách Kaiba đấu bài, song suy cho cùng, đây không phải là lá bài tốt nhất mà anh ta có thể sử dụng. Điều này được xem xét từ việc bộ bài của Kaiba có những lá bài mạnh mẽ khác có thể tối ưu sức mạnh của quái thú loại Rồng theo cách hữu ích và gây ra nhiều thiệt hại cho đối phương hơn.
Dragon’s Rage
3/10. Gift of The Mystical Elf
Lá bài này cho phép người chơi tăng điểm gốc đối với mỗi quái vật trên sân. Nghe có vẻ khá hữu dụng, nhưng nó hoàn toàn không phù hợp với chiến thuật của Kaiba hay nói cách khác, nó còn làm "mất chất" nhân vật này.
Kaiba là kiểu bài thủ thích muốn đánh bại đối thủ của mình bằng sức mạnh áp đảo, tung toàn bộ sức mạnh để đạt lấy chiến thắng nhanh chóng. Phục hồi điểm gốc là điều một người sẽ làm khi muốn kéo dài trận đấu để họ tìm kiếm cơ hội chiến thắng – một phong cách hoàn toàn trái ngược với mọi thứ Kaiba làm và chấp nhận.
Gift of The Mystical Elf
2/10. Lullaby of Obedience
Lullaby of Obedience phiên bản trong bộ truyện cho phép người chơi trả 1000 điểm gốc, gọi tên 1 quái thú cấp 8 hoặc hơn trong bộ bài đối thủ. Nếu đối thủ có quái vật đó, người chơi sẽ được thêm lá đó vào tay mình
Kaiba sử dụng lá bài này về cơ bản chỉ để lấy Slifer the Sky Dragon, ngoài ra nó không hề có lí do thực tế nào khác để có thể được chơi. Hầu hết quái thú trong bộ bài chính đều có cấp độ từ 7 đến 8, và ngoài ra không có cách nào để biết liệu đối thủ có lá bài đó hay không trừ khi họ đã biết từ đầu.
Lullaby of Obedience
1/10. Sword of Soul
Sau khi bị tiêu diệt, Sword of Soul có thể tăng thêm 1000 ATK cho một quái thú trên sân. Lá bài này chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất, và thậm chí công năng của nó còn không kích hoạt thành công.
Nó không hẳn là một lựa chọn tệ, nhưng hầu hết quái vật của Kaiba đều đã mạnh một cách phi thường rồi. Tăng sức tấn công cho quái thú bằng cách này là một nước đi quá dài để vượt qua các quái thú khác, trong khi bài phép trang bị vẫn là cách dễ dàng và phổ biến hơn nhiều.
Sword of Soul
Nguồn: cbr.com