1. Skill Drain
Điểm qua decklist của top 4 YCS, mỗi người có một cách build Side Deck khác nhau, nhưng cả 4 đều có một điểm chung: max 3 Skill Drain. Nhìn rộng ra, Skill Drain đã trở thành lá bài "phải chơi" trong Side Deck của các bài thủ Snake-Eye, youtuber DB Grinder (top 8 YCS Indi) đã nhận xét: Anh không thua một game nào khi rút lên lá bài này!
Như đã phân tích trong các bài viết trước, cơ chế của Snake-Eye cho phép sử dụng Skill Drain nói riêng và các floodgate nói chung. Sau khi dàn ra bàn với 4-5 disrupt, Snake-Eye vẫn sẽ có 2-3 follow up từ Ash, Oak (Flamberge gọi lại) hay Original dưới Mộ. Nếu chẳng may field ấy có bị vượt qua thì Skill Drain chính là yếu tố đảm bảo chiến thắng khi shut down hầu hết các deck nếu như đối thủ không còn tài nguyên để cản phá! Sang lượt mình, Skill Drain cũng không phải là một trở ngại khi có thể dễ dàng ném đi với Ash, Oak, Diabellstar, Original, rồi lại chơi như bình thường khi mà đối thủ đã dồn hết tài nguyên cho 2 lượt chơi trước đó. Lá bài này còn trở nên đặc biệt quan trọng trong format nhiều handtrap, chẳng may không combo được thì sẽ có bảo hiểm trong 1 turn và lật kèo vào turn 3.
Thực tế, chơi floodgate trong Snake-Eye không còn là điều gì mới mẻ, ngay từ khi PHNI ra mắt đã giúp bộ bài này trở thành top meta, các bài thủ đã “lạm dụng" những Summon Limit, Anti-Spell side vào khi đi trước, khiến 2 lá bài này lập tức bị đưa vào trong banlist tháng 4. Tuy nhiên, nó không phải là vấn đề khi ngay lập tức đã có giải pháp thay thế là Skill Drain hay Deck Lockdown. Liệu đây có phải là những cái tên tiếp theo lên bảng phong thần?
2. Droll & Lock Bird
Ở format OCG, không giống như Maxx “C", Ash Blossom hay Impermanence - những handtrap luôn được x3 Main Deck trường tồn theo thời gian - Droll tuy cũng rất mạnh nhưng lại có số phận “ba chìm bảy nổi": Lúc được Main, lúc nằm trong Side, lúc thậm chí còn ... bị bỏ qua.
Sở dĩ xảy ra điều này vì khả năng của Droll chỉ thật sự mạnh khi đối đầu với những deck có khả năng tìm kiếm nhiều. Trong format hiện tại, cụ thể là sau khi Fiendsmith ra mắt, hầu hết các top meta (trừ Tenpai) đều chơi 2-3 engine, đồng nghĩa với việc để sử dụng hết các engine thì phải search ít nhất 3-4 lần một turn. Đây chính là “thiên thời" dành cho Droll, chỉ cần thực hiện hiệu ứng thành công là đối thủ gần như “đứng hình".
Chính vì vậy, thời gian gần đây chúng ta có thể thấy tần suất sử dụng Droll khá cao, rất nhiều deck main hẳn 2-3 nhằm counter những Fiendsmith Snake-Eye, Fiendsmith Yubel,... Việc main, side hay không sử dụng Droll còn phụ thuộc vào deck bạn đang sử dụng, local bạn thường gặp những deck nào. Nhưng nhìn chung, Droll đang thể hiện vai trò rất lớn trong metagame và sẽ thật sự cần thiết khi đi sâu tại các giải đấu - lúc mà còn lại hầu như các deck thuộc top đầu metagame.
3. Phantom of Yubel
Những quái thú “unaffected by card effect" luôn là những trở ngại lớn mà người chơi rất áp lực khi phải đối mặt. Tuy nhiên, không phải là không có cách để vượt qua những lá bài này. Ngoài “Kaiju thần chưởng" truyền thống, chúng ta có thể “lách luật" bằng một số cách sau:
Sử dụng những hiệu ứng thay đổi effect: Vì chỉ gây ảnh hưởng lên EFFECT, chứ không phải lên quái thú đó, nên những quái thú “unaffected by card effect" vẫn bị thay đổi hiệu ứng. Ví dụ: sân B có Sangen Summoning, B Normal Summon Tenpai Dragon Paidra và kích hoạt effect, A có thể dùng Phantom of Yubel để thay đổi effect của Paidra dù Sangen Summoning giúp Paidra “unaffected by activated effect".
Sử dụng những hiệu ứng tác động lên XYZ material (đối với XYZ monster): Tương tự tác động lên effect, tác động lên XYZ material không phải tác động lên quái thú đó. Vì vậy, Expurrely Noir vẫn bị XYZ Encore detach hết chân (khiến Noir mất khả năng unaffected) và đẩy về Extra Deck.
Sử dụng những hiệu ứng tác động lên người chơi: Đây là những hiệu ứng bắt người chơi phải thực hiện, do đó cũng không gây ảnh hưởng trực tiếp lên quái thú. Ví dụ: Evenly Matched, Herald of the Abyss hay Destructive Daruma Karma Cannon (Daruma không thể “sấp" quái thú unaffected, vì vậy đối thủ phải gửi nó xuống Mộ).
Trên đây là một số cách giúp bạn bớt áp lực hơn khi phải đối mặt với “quái thú miễn nhiễm", và Phantom of Yubel thực sự là một Boss Monster mới khi có thể làm khó được rất nhiều các trùm khác sở hữu khả năng Uneffected.
4. Simul Archfiends
Chúng ta hẳn đã từng thắc mắc tại sao Dimensional Barrier lại bỏ sót cơ chế Link, lý do bởi vì Barrier ra mắt trước khi Link xuất hiện, và hơn nữa Link là cơ chế quá đơn giản để hoạt động khiến việc không cho đối thủ sử dụng không hề công bằng chút nào. Tuy nhiên, có một lá bài không chỉ có khả năng hạn chế Ritual, Fusion, Synchro, XYZ tương tự Barrier, mà còn bao gồm cả Link nữa, đó là Simul Archfiends.
Điểm vượt trội của Simul Archfiends so với Dimensional Barrier rõ ràng là việc cấm đối thủ triệu hồi thêm quái thú Link. Trong thời đại Link, Synchro climb mạnh mẽ như hiện nay, một cú Simul sẽ khiến đối thủ không thể từ Linkuriboh, Relinquised Anima lên các Charmers, Promethean Princess hay từ Sangenpai Bident Dragion lên Sangenpai Transcendent Dragion, khiến cho việc mở rộng combo của họ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Tuy nhiên, hạn chế của Simul Archfiends là không hoàn toàn khắc chế đối thủ khỏi cơ chế như Dimensional Barrier. Họ vẫn có thể "cò quay" bằng cách triệu hồi thẳng những quái thú quan trọng, hay tẩy những quái thú cũ đi và triệu hồi quái thú mới. Nếu bạn đã quá mệt mỏi với việc nhìn đối thủ spam Link tràn bàn, combo Tenpai OTK chóng mặt, Simul Archfiends là một sự lựa chọn không tồi và đáng để thử. Có thể lá bài này sẽ mang lại hiệu quả không ngờ tới đấy!