Trong bài viết này mình sẽ điểm qua các quái thú từ Extra đang bị cấm tính đến thời điểm hiện tại (15/12/2021), lí do nó bị cấm cũng như khả năng mà nó được thả. Bài viết mang tính chủ quan khá cao nên nếu bạn có suy nghĩ khác thì đừng ngại nói ra suy nghĩ của mình trên fanpage Legendary Yugioh Shop. Enjoy!
1. Supreme King Starving Venom (T5, 2018)
Supreme King Starving Venom
Supreme King Starving Venom là một quái thú lv 8 tộc rộng với nguyên liệu là 2 quái thú pendulum hệ bóng tối. Có thể được triệu hồi dung hợp như bình thường hoặc bằng cách hy sinh nguyên liệu ở trên sân người chơi. Đi cùng với khả năng triệu hồi khá nhanh là hiệu ứng Một lần một lượt, có thể chọn một quái thú ở trên sân hoặc dưới mộ để sao chép lại khả năng của quái thú đó. Ngoài ra thì còn có thể gây sát thương xuyên thủ.
Vậy lí do thực sự cho việc lá bài này bị cấm là Lyrilusc – Independent Nightingale. Đây là quái thú dung hợp với chỉ số ATK 1000 có khả năng miễn nhiệm với hiệu ứng, tăng 500 ATK cho mỗi level, một lần một lượt có thể gây sát thương cho đối phương bằng số level x 500.
Đương nhiên với lỗi chơi của Lyrilusc thì hiệu ứng này cũng khá là bình thường và không có gì nổi bật, tuy nhiên mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác nếu như Supreme King Starving Venom sao chép được khả năng đó. Chỉ số ATK lên thành 6000 và có thể gây tới 4000 sát thương trong một lần nháy trong khi được miễn nhiễm khỏi các hiệu ứng khác. Và nếu chúng ta có hai Supreme King Starving Venom thì đó sẽ là một FTK tương đối dễ dàng. Và thậm chí chiến thuật này còn được chơi trong bộ bài Pendulum Magician, một trong các bộ bài meta mạnh nhất vào thời kì đó nên kể cả khi bị chặn mất combo thì người chơi vẫn có thể tiếp tục đi hướng đi thông thường mà không mất gì quá nhiều. Sau tất cả thì đây vẫn là một chiến thuật quá Over Power khiến cho những lá bài có khả năng sao chép hiệu ứng đời sau đều cần phải để ý điều kiện của mình để mà không chung tình huống với Supreme King Dragon Starving Venom.
Supreme King Dragon Starving Venom bị cấm vào tháng 5 năm 2018, khoảng 8 tháng sau khi được ra mắt, giống như Agarpain thì lá bài này còn được lộng hành đủ 1 năm.
Khả năng được thả: Không, còn lâu, ít nhất không phải chốn TCG, bằng một cách nào đấy mà lá bài này vẫn được thả ở OCG nhưng việc có thể sao chép hiệu ứng vẫn là cái gì đó vô lí ở thời điểm hiện tại và cần phải để ý để không có Supreme King Dragon Starving Venom hay The Tyrant Neptune thứ 2 nào xuất hiện.
Đọc thêm: 5 Điểm Khác Biệt Lớn Giữa TCG & OCG
2. Guardragon Elpy (T7, 2021)
Guardragon Elpy
Guardragon Elpy là một quái thú link 1 với nguyên liệu là một quái thú tộc rồng level 4 hoặc thấp hơn. Đi cùng hiệu ứng Một lần một lượt, vào MP, có thể triệu hồi đặc biệt bất kì một quái thú hệ rồng vào từ tay hoặc bộ bài vào ô Monster Zone có hai quái thú link chỉ vào. Đương nhiên cũng có điểm yếu chung của tộc Guardragon Link là không thể triệu hồi đặc biệt bất cứ quái thú nào khác ngoại trừ hệ rồng khi lá bài này ở trên sân.
Trước khi nói tiếp về lá bài này thì việc tồn tại các quái thú link 1 là quá đủ để thể hiện việc Konami không học được bất cứ bài học gì từ Zoodiac cả, việc mà thậm chí sau còn được chứng minh rõ hơn với Máy dập cổ đại (Divine Arsenal AA-ZEUS – Sky Thunder). Chỉ biết ra thêm sản phẩm thay vì cân bằng gameplay, nhiều khi tôi còn tưởng mình chơi Cardgame của Riot nữa. Có thể nói Link 1 thực sự là một yếu tố khá thay đổi cuộc chơi khi mà có tới một phần ba các quái thú link bị cấm là link 1. Vấn đề của những quái thú này chính là bạn không vướng phải bất cứ bất lợi nào khi triệu hồi chúng. Ví dụ như kiểu bạn có một con quái thú với hiệu ứng mạnh nhưng chỉ số yếu trên sân, sau khi mang hết khả năng ra thể hiện thì thay vì nằm chình ình ra đó để bị đấm thì ta có thể dùng quái thú đó để làm nguyên liệu gọi link 1 và tiếp tục sử dụng link 1 đó để thực hiện combo.
Về với Elpy thì khả năng của lá bài này cũng vô cùng hữu dụng khi có thể gọi một quái thú tộc rồng bất kì từ bộ bài lên sân, một hiệu ứng nghe thôi đã thấy lực rồi. Khả năng triệu hồi đặc biệt một quái từ bộ bài sẽ thậm chí còn mạnh hơn khi lá bài được gọi đó có liên hệ với các quái thú từ extra vì khi này bạn sẽ không cần phải tìm cách search nó nữa. Như vậy thì Elpy về cơ bản là sử dụng một lá bài đã được sử dụng trên sân để có thể gọi thêm một con rồng từ bộ bài và có hàng ngàn cách để tận dụng khả năng này đặc biệt khi nó còn cho phép gọi cả trên tay nên sẽ không phải lo vấn đề brick. Một trong các lựa chọn hợp lí nhất chính là Red-eyes Darkness Metal Dragon. Vì sao Red-Eyes Darkness Metal Dragon là lựa chọn chuẩn và combo xoay quanh chúng ra sao thì những bạn nào trải qua thời kì Dragon Link cũng đã quá hiểu rồi nên mình sẽ không nói lại nữa.
5 Tộc Bài Yugioh nào được lấy cảm hứng từ Phim Ảnh?
Guardragon Elpy bị cấm vào tháng 7 năm 2021, phải rất lâu sau khi được ra mắt nhưng mà cũng khá dễ hiểu khi trước đó mọi sự quan tâm đều là dành cho Guardragon Agarpain.
Khả năng được thả: Ha, ảo tưởng vui đấy. Được chơi một lá bài vô lí như thế trong 2 năm chưa đủ hay sao mà đòi thả, để nó ở nơi nó thuộc về đi!
3. Denglong, First Of The Yang Zing (T9, 2017)
Denglong, First Of The Yang Zing
Tiếp theo là Denglong, First Of The Yang Zing, đây là một quái thú synchro level 5 với nguyên liệu cơ bản [Nguyên liệu cơ bản – Generic Material : 1 Tuner + 1 or more non-Tuner] với tổng cộng là 3 hiệu ứng. Cái đầu tiên là khi lá bài này được triệu hồi đặc biệt, người chơi có thể thêm một lá Yang Zing từ bộ bài lên tay. Thứ hai là một lần một lượt có thể gửi một quái thú tộc Wyrm (nói thật mình cũng không rõ tiếng việt bọn tộc này gọi là gì) từ bộ bài xuống mộ và Denglong sẽ có level bằng với quái thú đó. Và cuối cùng là khi lá bài này bị gửi xuống mộ thì người chơi sẽ có thể triệu hồi đặc biệt một quái thú Yang Zing từ bộ bài.
Yếu tố thú vị đầu tiên của lá bài này chính là khả năng phủ nhận hiệu ứng từ một lá tên là Nine Pillars of Yang Zing, đây là một counter trap có khả năng phủ nhận hiệu ứng khi một lá bài bất kì kích hoạt và có bài tên Yang Zing ở trên sân, sau đó đưa lá vừa kích hoạt về bộ bài rồi phá hủy một lá Yang Zing của mình. Chỉ tính riêng khả năng phủ nhận hiệu ứng thôi đã là quá xịn rồi nhưng Nine Pillars of Yang Zing thậm chí còn đẩy lá bài đó về lại bộ bài thay vì phá hủy khiến nhiều hiệu ứng khác của đối phương không được kích hoạt. Tuy nhiên thì đây cũng chỉ là một phần giúp Denglong bá như vậy.
Trong tựa game "cân bằng" này có một quái thú synchro tên là Herald of The Arc Light. Lá bài này có một hiệu ứng thuộc dạng kiểm soát sân đấu khi ở trên sân đó là Tất cả các quái thú gửi từ trên tay hoặc bộ bài xuống mộ đều sẽ bị loại bỏ (banish). Bên cạnh đó là khả năng phủ nhận hiệu ứng Khi một lá bài được kích hoạt, người chơi có thể hy sinh lá bài này để phủ nhận và tiêu diệt lá bài vừa kích hoạt. Để cho áp lực hẳn thì có thêm hiệu ứng cuối Khi Herald of The Arc Light bị gửi xuống mộ thì có thể thêm một ma pháp hiến tế hoặc một quái thú hiến tế từ bộ bài lên tay.
Herald of The Arc Light
Ở trong vũ trụ của Yang Zing có một quái thú tên là Chiwen, Light of The Yang Zing, đây là lv 1 Tuner với hiệu ứng Nếu bài Yang Zing của bạn bị phá hủy khi lá bài này ở dưới mộ, bạn có thể triệu hồi đặc biệt lá bài này nhưng sẽ bị loại bỏ khi rời sân. Tiếp tục là sự tồn tại của một Yang Zing khác tên là Bi’an, Earth of The Yang Zing với khả năng giúp cho quái thú synchro được triệu hồi với lá bài này làm nguyên liệu sẽ không thể bị tiêu diệt bởi chiến đấu, ngoài ra lá bài này cũng cho phép người chơi triệu hồi Synchro trong MP hoặc BP (Hiệu ứng nhanh).
Chiwen, Light of The Yang Zing
Được rồi, vậy công thức sẽ là như thế này, bạn gọi lên Denglong để có Nine Pillars of Yang Zing rồi sau đó gửi tiếp Chiwan, Light of The Yang Zing xuống mộ. Sang lượt sau thì có thể sử dụng Nine Pillars of Yang Zing để phủ nhận việc kích hoạt bằng cách hy sinh Denglong, khi Denglong bị phá hủy sẽ tạo điều kiện để Denglong sử dụng hiệu ứng thứ ba gọi lên Bi’an và Chiwan sử dụng hiệu ứng tự triệu hồi đặc biệt. Tất cả để rồi 3+1=4, Bi’an + Chiwan = Herald of The Arc Light.
Tìm hiểu lối chơi của Swordsoul - Huyền Thoại Trung Hoa
Tóm tắt lại thì từ Denglong¸ bạn sẽ có được một counter trap biết phủ nhận hiệu ứng rồi trả về bộ bài và theo sau đó là một Herald of The Arc Light không thể bị chết bởi chiến đấu. Với việc là một synchro 5 có nguyên liệu cơ bản, đây là một lựa chọn cực mạnh cho mọi bộ bài có thể lên được lá bài này và bộ bài tận dụng được khả năng này một cách triệt để nhất chính là Dino với Souleating Oviraptor. Quái thú này vẫn được sử dụng khá nhiều ngày nay nên mình sẽ không nói qua về hiệu ứng như về cơ bản, Souleating Oviraptor có thể thêm Miscellaneousaurus lên tay và sử dụng Miscellaneousaurus để gọi lên Jurrac Aeolo – Lv 1 Dino Tuner, và có Souleating Oviraptor lv 4 trên sân thì bạn hiểu rồi đó. Như vậy là chỉ với việc thêm 3 lá bài YangZing vào thì bất kì bộ bài nào cũng có thể sử dụng engine này. Trên thực tế lí do trên cũng chỉ là một phần cho độ bá của Denglong mà thôi chứ cách tận dụng lá bài thì còn rất nhiều cách khác nữa.
Denglong, First Of The Yang Zing đã bị cấm vào tháng 9 năm 2017 sau khi được đem đi đánh thuê trong rất nhiều bộ bài đặc biệt là Dino
Khả năng được thả: Thực ra là có, bên cạnh việc lá bài này được thả tự do ở OCG và không làm gì nhiều thì từ 2017 đến nay cũng đã có rất nhiều thay đổi trong việc tạo Lock biết phủ nhận hiệu ứng rồi. Thực ra gần đây cũng có một quái thú lv 5 synchro khác bị cho vào bảng phong thần vì khả năng 1 card full sân tuy nhiên so với Denglong 1 card 2 lock thì nó cũng không đến nỗi.
4. M-X-Saber Invoker (T9, 2018)
M-X-Saber Invoker
Cuối cùng trong danh sách bài này sẽ là quái thú XYZ – M-X-Saber Invoker. Đây là một quái thú rank 3 với nguyên liệu cơ bản [Nguyên liệu cơ bản – Generic Material : 2 level x monster] với hiệu ứng có thể bỏ 1 nguyên liệu để triệu hồi đặc biệt một lv 4 tộc chiến binh hoặc chiến binh thú hệ đất từ bộ bài ở thế thủ, nhưng nó sẽ bị tiêu diệt vào cuối lượt.
Trên thực tế thì lá bài này vốn đã được sử dụng khá nhiều kể từ những ngày đầu ra mắt, nhưng nó vẫn chưa bao giờ gọi là quá bá bởi những giới hạn trong khả năng triệu hồi. Vào năm 2017, khi lần đầu Zoodiac xuất hiện và trở thành bộ bài tier 0 với rất nhiều tộc chiến thú hệ đất lv 4, M-X-Saber Invoker mới bắt đầu thực sự được để ý nghiêm túc. Quá thú xyz này được đi cùng với Engine Speedroid bao gồm Speedroid Terrortop và Speedroid Taketomborg, cho phép triệu hồi lên M-X-Saber Invoker mà không cần tới triệu hồi thông thường. M-X-Saber thêm Zoodiac lên tay và sau đó là một chuỗi combo nhưng đây lại không phải lí do làm cho lá bài bị cấm. Đúng là trên thực tế Konami đã bỏ tù khá nhiều lá bài xoay quanh Zoodiac trong đó bao gồm 3 quái thú vấn đề chính của Zoodiac nhưng lại để yêu cho M-X-Saber Invoker bay nhảy. Phải tới tận thời kì Link và nhân tố Gouki xuất hiện thì M-X-Saber mới thực sự bị cấm.
Isolde, Two Tales of The Noble Knights
Như mọi người đều biết thì tộc chiến binh đã được củng cố sức mạnh rất nhiều trong thời kì Link đặc biệt là với Isolde, Two Tales of The Noble Knights, ngoài ra Gouki là một tộc bài bao gồm toàn các quái thú Warrior hệ đất với nhiều level khác nhau và đều có thể thêm một gouki khác tên khi bị gửi xuống mộ. Với việc chơi các quái thú level 3 khác nhau như Junk Forward hay Marauding Captain, chiến thuật này có thể dễ dang gọi lên M-X-Saber Invoker và sau đó triệu hồi Gouki Suprex mở ra một chuỗi combo 2 card, và nếu bạn từng trải qua thời kì Gouki U-Link thì bạn sẽ hiểu nỗi đáng sợ của cái combo này. M-X-Saver Invoker vốn đã là vấn đề kể từ thời kì Zoodiac nhưng thậm chí còn bất ổn hơn với sự ra mắt của Gouki.
Học thêm định nghĩa về COMBO trong một bộ bài
M-X-Saver Invoker bị cấm vào tháng 9 năm 2018. Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho việc tạo ra các quái thú từ extra có khả năng triệu hồi thêm quái thú từ bộ bài – Một lời cảnh tỉnh mà rõ ràng Konami không quan tâm khi tạo ra Guardragon Elpy. Đúng game cân bằng.
Khả năng được thả: Khả năng là không vào lúc này, thời điểm hiện tại thì chiến binh vẫn là một trong các tộc mạnh nhất của Yu-gi-oh với các quái thú như Dark Grepher và Armageddon Knight vẫn còn đang bị Limit. Chỉ trừ khi một ngày nào đó tự dưng tộc này trở nên yếu đột ngột còn không thì cấm vẫn là cách hợp lí cho lá bài này.
~Takashi Sakai~