Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, trong văn hoá Nhật Bản người ta có rỉ tai nhau về 1 đôi vợ chồng lão tiều phu nghèo hiếm muộn. Lão phu già hàng ngày đi đốn gốc tre kiếm sống. Một ngày nọ, khi đang băng qua cánh rừng, lão nhận ra có một cái gốc tre lạ, kì bí đang phát ra ánh sáng dưới chân mình. Thấy có điều lạ, lão liền chặt gốc cây đó ra để xem điều bất thường kia, thì trước mặt lão, 1 em bé đỏ hỏn chỉ bằng ngón tay cái, đang nằm bên trong.
Kaguya-hime: có nghĩa là Cô công chúa lộng lẫy trong gốc tre
Hai vợ chồng hiếm muộn, nên chẳng có lý do gì mà ko đón nhận cô con gái bé bỏng kia về làm con cả. Họ đặt tên con là Kaguya-hime: có nghĩa là Cô công chúa lộng lẫy trong gốc tre. Nhưng lạ lùng thay, sau cái ngày mà gia đình đón thêm thành viên nữa ấy, ngày nào lão phu chặt gốc tre cũng nhặt được 1 cục vàng. Thời gian trôi qua, với số tiền có được, gia đình nhỏ trở nên sung túc, đầm ấm và nhẹ nhàng, chỉ có cô bé ngày nào là lớn lên như thổi trở thành 1 thiếu nữ tuyệt sắc với vẻ đẹp nức tiếng khắp nơi.
Sắc nữ của cô gái đã đánh thức những kẻ si mê trên mọi miền đất nước. Năm chàng trai gia tộc thượng lưu đã đến và xin được cầu hôn cô. Nhưng ngược lại, cô gái chẳng đổ tình cảm với ai hết, cô đưa ra cho 5 chàng trai mỗi người 1 thử thách để có thể chiếm được trái tim mình bằng cách đi lấy những báu vật của thế giới như là Viên ngọc của Budda, Viên kim cương của đảo Horai, cây dây thừng của Chuột Zoodiac, viên kim cương lấp lánh hay là con ốc biển quý hiếm tại biển Ấn Độ Dương. Tất nhiên, những nhiệm vụ bất khả thi như vậy là không thể hoàn thành được, như là thay cho lời từ chối của nàng Kaguya.
Nhưng một ngày nọ, Quốc vương Nhật Bản đã đến, và mặc dù không nhận được những nhiệm vụ trên trời nữa, cô nàng vẫn từ chối đức vua. Cô bảo rằng, cô không thuộc về nơi mà ngài sinh ra nhưng bù lại, cô vẫn sẽ giữ liên lạc với người…
Cô gái vô tình ngước lên cung trăng rằm giữa tháng
Mùa hè năm đó, cô gái vô tình ngước lên cung trăng rằm giữa tháng, nước mắt cô gái trào ra. Mặc dù vợ chồng lão phu già đã cố gặng hỏi, những họ cũng chỉ được những cái lắc đầu mà chính cô gái cũng không hiểu là tại sao. Nhưng điều duy nhất cô cảm thấy được, đó là hình như, thế giới của cô không phải là ở đây, mà là ở cung trăng cao tít, nơi đang tròn vành vạnh giữa bầu trời lung linh.
Và đúng như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau, người từ cung trăng hạ thế, xin được đón công chúa trở về. Hoá ra, cô bé đài các được gửi gắm xuống đây, nhằm tránh cho một cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra trên kia, với số vàng trong bụi tre, như là để cảm ơn ông lão đã nuôi nấng công chúa mặt trăng đây.
Nàng Kaguya đi mất, nhưng vẫn không quên công lao cha mẹ mình và Đức vương nọ. Cô để lại cho họ bức thư, với một chút phép màu của sự bất tử. Đức vương nhận được, nhưng ngài từ chối, ngài tin rằng, sống cả một đời dài vĩnh cửu mà không được nhìn thấy Kaguya, không khác gì là 1 cực hình với ngài cả. Ngài viết lại thư, và sai quân lính đem đi đốt ở ngọn núi cao nhất, vì ngài tin, đây là nơi gần nhất để giao duyên với cô công chúa nọ.
Ngọn núi đó, về sau được đặt tên là Fushi: có nghĩa là Sự bất tử, hay còn gọi là núi Phú Sĩ bây giờ. Trong Kanji, ngọn núi được đặt tên là “Ngọn đồi đông quân” (dịch thô) bởi cả đội quân đã tới đây, nhằm đốt đi lá thư của Đức vua Nhật Bản. Còn bức thư được đốt, người ta bảo tới nay nó vẫn cháy, những dòng dung nham núi lửa vẫn chảy đến tận hôm nay, tượng trưng cho tình yêu bất diệt, mãnh liệt, và dạt dào của chàng quân nhân năm nào vậy!!!
Và như để nhắc người ta về câu chuyện, Konami, đã tái hiện lại Cô gái đến từ Cung trăng trong artwork của Fairy Tail – Luna. Một ánh mắt đượm buồn, một nàng cáo đẹp hút hồn ánh mắt bởi người ta tin, Kaguya đã biến thành cáo – một vẻ đẹp bất diệt trong văn hoá Hoa anh đào xưa. Và với effect của mình, các bạn có đang nhận ra nó phản ánh lại những điều kiện mà cô gái Kaguya đã dành cho những chàng trai đã cầu hôn mình bất thành không? Hãy cùng cho chúng tớ biết cảm nghĩ nhé.
-Clear Mind-
Nguồn: Yukipedia