Vô hiệu hoá là một thuật ngữ để chỉ việc ngăn chặn một hành động được diễn ra thành công hay vô hiệu hoá một hiệu ứng lá bài. Những hành động có thể bị vô hiệu hoá bao gồm: Sự kích hoạt của các lá bài hay hiệu ứng, sự triệu hồi, đòn tấn công.
Trong khi phần lớn những hành động này có thể bị chặn lại bởi các yếu tố khác, chỉ có những hiệu ứng có chữ "negate" mới có thể vô hiệu hoá các hành động ấy.
Người chơi có hành động bị vô hiệu hoá thì không được hoàn trả giá (cost) hay quyền thực hiện lại hành động ấy.
I. Sự kích hoạt:
Vô hiệu hoá sự kích hoạt của một lá bài hay hiệu ứng là làm cho nó không được giải quyết (resolve) sau khi được kích hoạt. Nếu một sự kích hoạt của lá bài hay hiệu ứng bị vô hiệu hoá, bởi vì nó không được giải quyết, hành động gần nhất phía trước trong Chuỗi (Chain Link) sẽ được coi là hành động diễn ra cuối cùng thay thế.
Ultimate Providence
Nếu một sự kích hoạt của Spell hay Trap bị vô hiệu hoá, lá bài đó sẽ được gửi xuống Mộ sau khi toàn bộ Chuỗi mà nó được kích hoạt kết thúc (nếu như nó không bị chuyển đến nơi khác trong Chuỗi đó), nhưng nó không được coi là gửi từ sân. Nếu một sự kích hoạt của hiệu ứng lá bài bị vô hiệu hoá, lá bài đó vẫn sẽ nằm ở vị trí hiện tại, trừ khi có hiệu ứng đề cập rõ (ví dụ Divine Wrath có ghi quái thú đó sẽ bị phá huỷ).
Divine Wrath
Nếu một lá bài có giới hạn số lần nó có thể kích hoạt hiệu ứng, cách diễn đạt sự giới hạn đó sẽ quyết định liệu sự vô hiệu hoá có tính vào giới hạn hay không.
- Nếu một lá bài hay hiệu ứng có số lần kích hoạt ("activated") bị giới hạn, chỉ có những sự kích hoạt không bị vô hiệu hoá mới tính vào số lần giới hạn.
- Nếu một lá bài hay hiệu ứng có số lần sử dụng ("used") bị giới hạn, những sự kích hoạt bị vô hiệu hoá cũng tính vào số lần giới hạn.
- Những hiệu ứng đề cập rõ "Once per turn", "Up to twice per turn",... những sự kích hoạt bị vô hiệu hoá cũng tính vào số lần giới hạn.
• Ví dụ, nếu hiệu ứng của Chaos Sorcerer hay Number 9: Dyson Sphere bị vô hiệu hoá bởi Light and Darkness Dragon, nó không thể kích hoạt lần nữa vào lượt đó hay Bước chiến đấu đó.
Chaos Sorcerer
Number 9: Dyson Sphere
Light and Darkness Dragon
II. Hiệu ứng:
Vô hiệu hoá một hiệu ứng là ngăn không cho nó được áp dụng. Có 2 dạng vô hiệu hoá hiệu ứng ("Negate the effects").
1. Vô hiệu hoá một phần của hiệu ứng:
Dạng vô hiệu hoá này được sử dụng khi phản hồi trực tiếp vào hiệu ứng kích hoạt, tương tự như vô hiệu hoá sự kích hoạt ("Negate the activation"), loại vô hiệu hoá này làm cho hiệu ứng nó phản hồi được giải quyết mà không có hiệu ứng (resolve without effect); lá bài vẫn được giải quyết, nhưng không có gì diễn ra cả. Những hiệu ứng này không tác động lên lá bài.
Ash Blossom & Joyous Spring
Việc phá huỷ một lá bài không liên quan đến vô hiệu hoá hiệu ứng của nó; kể cả nếu lá bài có bị phá huỷ, hiệu ứng đã được kích hoạt của nó vẫn có thể được giải quyết, trừ khi nó được ghi rõ hoặc do cơ chế trò chơi (ví dụ Continuous Spells cần phải ở trên sân).
2. Làm cho các lá bài có hiệu ứng bị vô hiệu hoá:
Dạng vô hiệu hoá này làm cho lá bài vị vô hiệu hoá hiệu ứng liên tục. Các hiệu ứng bị vô hiệu hoá theo dạng này vẫn có thể được kích hoạt, nhưng sẽ được giải quyết mà không có hiệu ứng, giống như dạng thứ nhất. Tuy nhiên, dạng vô hiệu hoá này có tác động lên lá bài.
Skill Drain
- Continuous Effects hay Unclassified Effects chỉ có thể bị vô hiệu hoá theo cách này, và khi đó, những hiệu ứng này không còn được áp dụng nữa.
III. Sự triệu hồi:
Vô hiệu hoá một sự triệu hồi là ngăn chặn không cho quái thú ấy triệu hồi thành công. Nếu sự triệu hồi của một quái thú bị vô hiệu hoá, nó không được coi như đã ở trên sân vào thời điểm ấy (kể cả nó được Triệu hồi Lật (Flip Summon) hay là quái thú Gemini được Triệu hồi Thông thường lần nữa). Bên cạnh đó, nếu sự triệu hồi bị vô hiệu hoá, quái thú không được coi là đã triệu hồi thành công, vì vậy những quái thú chỉ Triệu hồi Đặc biệt không thể được triệu hồi theo cách nào khác trừ cách của riêng nó.
Black Horn of Heaven
- Chỉ những sự triệu hồi diễn ra ngoài Chuỗi mới có thể bị vô hiệu hoá: Triệu hồi gắn liền (built-in Special Summon), Triệu hồi Thông thường, Triệu hồi Lật, Triệu hồi Synchro, Triệu hồi XYZ, Triệu hồi Pendulum và Triệu hồi Link.
- Một số lá bài có hiệu ứng cho phép người chơi thực hiện triệu hồi theo cơ chế trò chơi (có dòng "immediately after this card/effect resolves" để thực hiện triệu hồi ngay khi hiệu ứng được giải quyết), nếu hiệu ứng đó nằm ở Chain Link 1 thì sự triệu hồi có thể bị vô hiệu hoá. Ví dụ, việc Triệu hồi Thông thường nhờ hiệu ứng của Ultimate Offering không thể bị vô hiệu hoá nếu hiệu ứng này được kích hoạt ở Chain Link 2 hoặc cao hơn, nhưng có thể vô hiệu hoá nếu nó nằm ở Chain Link 1.
Ultimate Offering
Vô hiệu hoá Triệu hồi Thông thường cũng tính vào lượt Triệu hồi Thông thường/Úp mỗi lượt, và vô hiệu hoá Triệu hồi Pendulum cũng tính vào lượt Triệu hồi Pendulum lượt đó. Nếu một quá thú chỉ có thể được triệu hồi 1 lần 1 lượt theo cách riêng, kể cả nếu sự triệu hồi bị vô hiệu hoá, các bản sao của quái thú cũng không thể triệu hồi theo cách đó cho đến hết lượt.
IV. Đòn tấn công:
Vô hiệu hoá một đòn tấn công là dừng cuộc chiến đấu sau khi đòn tấn công được tuyên bố.
Một đòn tấn công chỉ có thể bị vô hiệu hoá vào Bước Chiến đấu, và nếu nó bị vô hiệu hoá, Bước Thiệt hại sẽ không xảy ra. Kể cả nếu đòn tấn công bị vô hiệu hoá, quái thú ấy vẫn được tính là đã tuyên bố tấn công, vì vậy nó không thể tuyên bố tấn công lần nữa cũng như thay đổi trạng thái chiến đấu trong Giai đoạn Chính 2.
Negate Attack
Những lá bài như Mirror Force hay Dimensional Prison không vô hiệu hoá các đòn tấn công; thay vào đó, quái thú tấn công rời khỏi sân và Bước Chiến đấu kết thúc; nếu quái thú không rời khỏi sân, đòn tấn công tiếp tục. Ví dụ, nếu Total Defense Shogun tấn công khi nó đang ở trong Thế Phòng thủ và đối thủ kích hoạt Mirror Force, đòn tấn công được tiếp tục vì Total Defense Shogun vẫn ở trên sân. Tương tự, kể cả nếu quái thú tấn công bị trục xuất bởi Dimensional Prison, Counterforce không thể được kích hoạt vì đòn tấn công không bị vô hiệu hoá.
Mirror Force
Total Defense Shogun
Dimensional Prison
Counterforce
Nguồn: yugioh.fandom