[TCG][Archetype] Monarch – Đế Vương Hỗn Nguyên

ĐỖ MINH ĐỨC 18/12/2021

Monarch có một tuổi đời và giai thoại hình thành cực kì lâu dài cũng không hề kém phần hào hùng. Monarch ở cả thời kỳ đầu (được ra mắt vào giữa năm 2004) và cả Mega Monarch cũng đã tạo được tiếng vang lẫn thể hiện tầm ảnh hưởng lên lối chơi của meta, nhưng dù vậy hầu hết tiếng vang của các bậc “Đế Vương” đã để lại cho thời kì cũ, để các bộ bài mới khác có thể xưng bá.

I/ Monarch thời kì đầu 

Đặc trưng trong thời kì đầu của các quái thú Monarch đó là đều sở hữu một hiệu ứng nào đó sẽ được kích hoạt khi các bậc Đế Vương được triệu hồi hiến tế đồng thời cũng đều mang trong mình sức ATK 2400 và 1000 DEF.

  1. Sự thống trị của Monarch

Vào năm 2007, với tư cách là tộc bài hỗ trợ cực tốt, Monarch đã gây ảnh hưởng đến toàn bộ lối chơi, cách xây dựng bộ bài của thời kì đó và trong mọi decklist lọt sâu vào top của giải Vô Địch Yu-Gi-Oh Thế Giới năm 2007, đặc biệt là bộ bài của nhà vô địch luôn có sự xuất hiện của bộ đôi Thestalos the Firestorm MonarchRaiza the Storm Monarch.

  1. Phần còn lại của các Đế Vương


II/ Sự hoàn thiện của các “Đế Vương”

Càng về meta sau, càng xuất hiện 1 vấn đề đầu tiên mà bài thủ khi bắt đầu chơi thuần Monarch rất dễ dàng nhận thấy đây chỉ có thể là một tộc bài tốt trong mảng đánh thuê, không có khả năng tự vận hành. Và có vẻ như KONAMI đã nghe được tiếng gọi của các bậc Đế Vương, họ đã cho các Monarch quyền tự quyết định số phận ván đấu bằng cách ra mắt Emperor of Darkness Structure Deck (SR01)

  1. Mega Monarch

Mega Monarch chính là phiên bản tối thượng của các “Đế Vương”, với điểm chung là đều mang trong mình khả năng được triệu hồi hiến tế bằng cách sử dụng 1 quái thú được triệu hồi hiến tế làm nguyên liệu, đồng thời sức công thủ lần lượt là 2800/1000.

Raiza the Mega Monarch

Có vẻ như Đế Vương “Gió” khá được ưu ái trong meta, thời kì đầu là chủ lực cho bộ bài Monarch Thuần, còn khi lên phiên bản tối thượng, Raiza the Mega Monarch cũng chứng minh được sức mạnh của bản thân ở thời điểm hiện tại khi liên tục xuất hiện trong decklist của bộ bài Floowandereeze dưới vai trò hỗ trợ phá rối lối chơi cực tốt khi đánh xoay quanh những chú chim sẻ này. Giải thích một chút về phần hiệu ứng vì có thể nó khá rối với một vài bài thủ mới bắt đầu, khi lá bài này được triệu hồi hiến tế, chỉ định 1 lá bài trên sân (1) và 1 lá bài trong mộ của cả 2 người chơi (2), đồng thời nếu nguyên liệu triệu hồi hiến tế của lá bài này mang hệ WIND thì người chơi sẽ được chỉ định thêm 1 lá bài trên sân (3), sau đó đưa lá bài (1) về đỉnh bộ bài, cuối cùng là đưa lá bài (2) và (3) lên tay của người sở hữu.

Vừa có khả năng bắn phá và kiểm soát trận đấu, Zaborg the Mega Monarch là một trong những Mega Monarch đáng chú ý nhất đặc biệt là hiệu ứng có thể ảnh hưởng thẳng lên người chơi, khiến đối thủ phải gửi bài xuống mộ theo ý thích của mình.

Một trong những kẻ thù truyền kiếp của các bộ bài chơi xoay quanh các quái thú DARK, nếu không may để vị Đế Vương này nhòm ngó chúng thì gần như bộ bài đó sẽ bị mất vĩnh viễn những quái thú, nên hãy cẩn trọng đừng để Caius the Mega Monarch bắt mất!

Không may mắn như anh chàng bằng hữu Raiza, dù đều là chủ lực trong bộ bài Monarch Thuần nhưng Thestalos the Mega Monarch lại không thể chứng minh được sức mạnh của bản thân trong thời điểm hiện tại, rất ít khi vị Đế Vương này xuất hiện trong bất kì decklist vì khả năng không hề nổi bật hơn dạng thường Thestalos the Firestorm Monarch là bao nhưng lại tốn tận 2 nguyên liệu triệu hồi hiến tế.

Granmarg the Mega Monarch

Mobius the Mega Monarch

Hai vị Đế Vương khá nổi tiếng trong khả năng bắn phá Phép/Bẫy, nhưng có vẻ họ đã không thể nổi trội hơn các bậc Đế Vương khác là bao, vì hiệu ứng khá chậm, chưa kể Granmarg the Mega Monarch không thể bắn phá hay khắc chế được những Field SpellContinuous Spell/Trap. Còn với Mobius the Mega Monarch vấn đề của “ngài” nằm ở việc tốn khá nhiều tài nguyên trên sân cũng như đôi khi tốn đi mất 1 lượt triệu hồi thường của người chơi trong lượt đó, thay vào đó người chơi hoàn toàn có thể lựa chọn sử dụng một số lá bài phép bắn phá Phép/Bẫy khá hữu dụng hơn và tốn ít tài nguyên hơn như Twin Twisters.

   

Cuối cùng là bộ đôi Đế Vương Thiên Đàng – Ehther the Heavenly MonarchĐế Vương Địa Ngục – Erebus the Underworld Monarch chính là điểm nhấn của SD Emperor of Darkness (SR01).

Erebus the Underworld Monarch

Ehther the Heavenly Monarch

Pantheism of the Monarch

  1. Spell/Trap hỗ trợ

  

Strike of the Monarchs giúp người chơi vừa kiểm soát trận đấu vừa được rút 1 lá bài đồng thời còn có thể phá rối với việc thay đổi toàn bộ Attribute trên sân theo ý thích thì rất dễ khiến đối thủ khó khăn trong việc vận hành combo của họ.

Hai lá bài kiến tạo nên lối chơi của Monarchs thời đại mới, gần như là những mảnh ghép tối quan trọng trong khả năng vận hành của bộ bài Monarch.

Trong những lá bài bẫy của tộc Monarch, ít có những lá bài đáng chú ý, duy chỉ có The Prime Monarch Escalation of the Monarchs nổi bật hơn tất cả.

  1. Các Vassal và quái thú hỗ trợ triệu hồi hiến tế.

Rất dễ hiểu vì là các bậc Đế Vương nên các Monarch cũng có bên minh những cận thần, được biết đến tên gọi là Vassal. Điểm chung của các Vassal thường đều mang trong mình ngoại hình khá giống và Attribute tương tự với chủ nhân của chúng, đồng thời sức công thủ lần lượt là 800/1000. Cũng nhờ chính những Vassal này mà các Đế Vương đã có thể tự vận hành lối chơi của mình.

Đầu tiên là bộ đôi cận thần Edea the Heavenly Squire (Ehther the Heavenly Monarch làm chủ) và Eidos the Underworld (Erebus the Underworld Monarch làm chủ), và có đôi chút đặc biệt là họ không mang tên Vassal mà được gọi là Squire.

   


III/ Đánh giá của người viết

  1. Điểm mạnh

  1. Điểm yếu

  1. Tổng kết

IV/ Một số bộ bài tham khảo

Monarch Vanity


Monarch Thuần




Bài viết liên quan