Các lá bài "Burning Abyss" trong Yu-Gi-Oh! là tập hợp các lá bài quái thú và phép thuật/bẫy, được giới thiệu lần đầu tiên trong Booster "Duelist Alliance" vào năm 2014. Tên gọi "Burning Abyss" có thể tạm dịch là "Địa ngục rực cháy", đại diện cho một thế giới đầy khói lửa và chết chóc.
Đọc thêm: Lịch Sử Yugioh: Duelist Alliance
Booster Box/Pack Duelist Alliance từng gây chấn động vào năm 2014
Nguyên tác của tộc bài này có thể liên quan đến thần thoại Địa ngục trong văn hóa Tây phương. Các quái thú và phép thuật/bẫy trong tộc bài này đại diện cho các linh hồn b8ị kết án đến Địa ngục vì tội lỗi của mình trong cuộc sống, và phải chịu đựng vô số nỗi đau khổ trong thế giới chết chóc này. Konami đã đầu tư rất nhiều công sức vào Archetype này và nó đã được giới thiệu với tư cách là một sản phẩm TCG độc quyền (TCG Exclusive) có sự liên kết chặt chẽ cũng như logic với chương Inferno trong tác phẩm văn học Divine Comedy.
Tác phẩm văn học The Divine Comedy của Dante Alighieri
Đầu tiên, chúng ta sẽ điểm qua 2 nhân vật chính của cuộc hành trình: Dante và Virgil.
Dante, Traveler of the Burning Abyss
Dante được minh hoạ lại trên lá bài dạng XYZ
Lá bài này dường như dựa trên nhân vật chính và tác giả của Inferno - Dante Alighieri. Là nhân vật chính duy nhất còn sống trong Inferno, Dante có thuộc tính LIGHT, tượng trưng cho tình cảm của anh ta đối với thế giới trần gian; Type của Dante là Warrior ám chỉ thời gian Alighieri đã tham gia với lực lượng kỵ binh Guelph trong tuổi trẻ của mình. Dante được miêu tả là đang mặc áo đỏ và đội chiếc vòng nguyệt quế trên đầu; Dante thường được thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật (nổi tiếng nhất là bởi Sandro Botticelli - tác phẩm chân dung của Dante) với trang phục giống như vậy.
Dante Alighieri qua tác phẩm của Sandro Botticelli
Trên lá bài, Dante cũng được miêu tả là khá trẻ, điều đáng tiếc không giống với Inferno, trong đó anh mô tả chính mình là "giữa chừng đường đời" (một tham chiếu đến tuổi thọ Kinh Thánh là 70), đưa anh ta đến khoảng 35 tuổi. Tuy nhiên, hiệu ứng đưa các lá bài top deck xuống mộ (mill cards) của Dante rất gần gũi với nội dung của tác phẩm.
Khi Dante đi qua địa ngục, anh ta liên tục đi xuống, gặp Satan (ác quỷ tối thượng của cái ác và sự tuyệt vọng) ở tầng dưới cùng. Do đó, hiệu ứng của Dante khiến anh ta gửi các lá bài vào Graveyard, tượng trưng cho việc anh ta tiếp tục đi vào địa ngục bằng cách tăng số lượng quái vật đã chết. Hơn nữa, khi quá nhiều lá bài bị mill, bạn sẽ thua vì hết bộ bài của mình. Có gì đó tương đương giống một sự giao kèo với Satan hơn phải không?
Virgil, Rock Star of the Burning Abyss
Người đồng hành của Dante - Virgil dưới dạng lá bài Synchro
Trong Inferno, người dẫn đường của Dante là linh hồn nhà thơ La Mã Publius Vergilius Maro, được biết đến nhiều hơn với nghệ danh Virgil. Ông là một trong những "người thờ phụng đức tin đức độ" án ngữ Tầng Thứ Nhất của Địa Ngục, thuộc những người tốt trong mắt của Thiên Chúa nhưng chưa bao giờ trở thành người Cơ Đốc giáo; điều này giải thích tại sao Virgil khác với các quái thú khác trong Archetype, lại thuộc tính LIGHT. Type Spellcaster cho thấy rằng Virgil, khác với Dante khi không còn là con người nữa. Hiệu ứng của Virgil cũng cho thấy vai trò trong thơ. Trong Divine Comedy, Virgil thực sự không rời khỏi Dante ở cuối Inferno, mà là khi họ đạt đến đỉnh của Purgatory (Nơi Luận Tội) trong Purgatorio (phần hai của bài thơ), luôn cố gắng hướng dẫn Dante hướng đi tốt nhất có thể.
Hành trình của Dante (trái) và Virgil trên tranh vẽ sơn dầu
Effect lá bài của Virgil phản ánh điều này: bằng cách tái chế lại quái vật vào bộ bài, ông dẫn dắt chúng thoát khỏi Địa Ngục (graveyard) và rửa tội từ những cuộc chiến tàn khốc hướng đến hy vọng và niềm tin (để tiếp tục sử dụng sau) nơi Thiên Đàng (không có lợi cho đối thủ). Khả năng rút bài của Virgil cũng minh chứng thêm vào điều này: ngay cả khi ông phải trở lại địa ngục dưới lòng đất, Virgil vẫn giúp đỡ nhiều nhất có thể để đạt đến chiến thắng.
Malebranche of the Abyss
Các con quỷ trong archetype này đều dựa trên một cấp độ tầng địa ngục cụ thể: cấp độ thứ tám, dành cho những kẻ lừa dối những người không có lý do để tin tưởng. Cụ thể hơn, chúng dựa trên Malebranche (như tên của chúng), những kẻ bảo vệ tầng Bolgia thứ năm.
Nhiệm vụ của chúng là giữ cho những chính trị gia tham nhũng mà chúng cai quản bị chìm trong một hồ dầu đang sôi. "Malebranche" chuyển hóa thành màu đen đầy tàn ác, và nếu bạn xem kỹ các hình vẽ nghệ thuật của những con quái vật, bạn sẽ thấy rằng chúng đều có móng vuốt. Hơn nữa, mặc dù chúng hay gây mâu thuẫn, chúng thực sự làm việc rất tốt với nhau. Chúng thậm chí có lời kêu gọi của riêng mình! ... Đó là tiếng đánh đuổi.
Lời kêu gọi này giải thích cho khả năng Special Summon của chúng nếu bạn không có S/T; chúng sẵn sàng cho trận chiến. Còn về hiệu ứng phá hủy ... nó có thể là một tham chiếu đến việc các con quỷ chịu trách nhiệm về một tầng nào đó hoặc Bolgia không cho phép rời khỏi khu vực đó, được mô phỏng bằng việc chúng không thể ở lại trên sân mà không có đồng loại của chúng.
Ngoài Malacoda ra, chúng ta sẽ nhanh chóng lướt qua các Malebranche còn lại:
- Alich: Alichino, một từ bóp méo từ tiếng Ý Arlecchio, có nghĩa là "gã hề". Điều này giải thích lý do vì sao hắn ta có nụ cười ngớ ngẩn.
- Cagna: Cagnazzo, có nghĩa là "chó dữ" trong tiếng Ý, do đó hắn có vẻ thú vật hơn so với các thành viên khác.
- Calcab: Calcabrina, có nghĩa là "bán nhân nặng nề", đó là lý do có vẻ như một người một nửa ngựa.
- Cir: Ciriato, có nghĩa là "lợn hoang dã". Đó là lý do tại sao tên này trông giống như Trư Bát Giới của Tây Du Ký.
- Farfa: Farfarello, có thể có nghĩa là "yêu tinh". Điều này giải thích cho vẻ ngoài lộn xộn và quái dị hơn so với các thành viên Malebranche khác.
- Graff: Graffiacane, hay "chó cào". Điều này giải thích cho cái đầu pit bull và những vết cào sáng trên cơ thể.
- Libic: Libicocco, có thể có nghĩa là "gã khờ Libya" hoặc "người Libya nóng tính", do đó hình dạng của Libic tương đối giống với con người hơn là các Malebranche khác, đầy quỷ dữ.
- Rubic: Từ Rubicante, hoặc "mặt đỏ kinh dị". Điều này giải thích cho tông màu đỏ đặc trưng của Rubic so với các quỷ khác màu tối hơn.
- Scarm: Tên của Scarm được bắt nguồn từ Scarmiglione, có nghĩa là "kẻ gây rắc rối". Việc Scarm là Searcher - đồng nghĩa với việc tìm kiếm thêm các quái thú Burning Abyss từ bộ bài để gây rắc rối cho đối thủ là hợp lý.
Ngoài ra còn có Barbar, Draghig,...
Trước khi tiếp tục với Malacoda, cần giải thích rằng những cái tên này không hợp lý chủ yếu là do chúng là những biến tấu từ tên của những người thực sự mà Dante ghét, và chúng ta không biết ai là nửa còn lại trong số những người đó. Chúng ta biết rằng Rubicante có thể là Cante de 'Gabrielli, người đã lưu đày Dante khỏi Florence, nhưng ngoài ra thì khá mơ hồ. Hãy hiểu rằng chúng được coi là sự chế giễu những con người thực sự, điều đó giải thích cho những cái tên không mấy hài hòa.
Malacoda, Netherlord of the Burning Abyss
Cuộc chạm trán của Dante/Virgil với Malacoda cùng các Malebranche trên tranh vẽ
Quái thú Ritual của archetype dựa trên Malacoda, kẻ đứng đầu của Malebranche. Malacoda có nghĩa là "đuôi xấu", do đó chúng ta có thể thấy một con rắn to béo trên đuôit trên art của Malacoda.
Kẻ đứng đầu luôn thể hiện sức mạnh uy phong và không kém phần xảo quyệt
Effect của Malacoda - gửi một quái thú Burning Abyss vào Mộ phần để giảm ATK và DEF - có lẽ là để ám chỉ trong Inferno, hắn đảm nhận việc giải tán Malebranche xung quanh hố lửa mà chúng bảo vệ, sau đó bắt các tội nhân nhảy xuống. Hiệu ứng phụ, gửi một lá bài trên sân xuống Mộ khi Malacoda chết, có thể dựa trên tính xảo trá của hắn. Trong Inferno, Malacoda hứa đảm bảo sự an toàn cho Dante và Virgil, nhưng không nhắc đến việc quan trọng rằng họ thực sự không thể tiến xa hơn (cầu vượt đã bị phá hủy). Điều này một phần có ý nghĩa khi một nhân vật hay lừa dối sẽ hay dụ dỗ kẻ thù của mình cùng đồng hành sau khi rơi xuống địa ngục.
Fire Lake of the Burning Abyss
Lá bẫy này một tham chiếu rõ ràng đến hố đầm lầy mà Malebranche bảo vệ trong Bolgia thứ năm của tầng tám. Trong Inferno, tên tội đồ Bonturo Date cố gắng thoát khỏi Malebranche để trở lại hồ, và Alichino (Alich) đã không thể bắt hắn ta. Điều này dẫn đến cuộc chiến với Calcabrina (Calcab), và cả hai rơi xuống hồ, lúc đó các Malebranche khác trở nên thù địch với Dante và Virgil.
Alich và Calcab xuất hiện trên artwork của Fire Lake
Hiệu ứng và hình ảnh trên lá bài đã phản ánh điều này: hai quái vật Burning Abyss bị tiêu huỷ (2 quái vật được cho thấy chính là Alich và Calcab, giống như trong truyện) và sau đó sự thù địch tăng lên (lên đến 3 lá bị tiêu diệt).
Good and Evil in the Burning Abyss
Triết lý Thiện và Ác
Chưa có một lập luận nào đủ chắc chắn để khẳng định ý nghĩa của lá bài này. Tuy nhiên một số chứng cứ đã đưa ra rằng Malacoda là một trong số các quỷ dữ Dante tạo ra bằng chính sự tưởng tượng của mình, và vì vậy, Good and Evil cho thấy ông ta đang tạo ra Malacoda trong tâm trí của mình (Dante - Thiện; Malacoda - Ác). Bên cạnh đó, Effect vứt một quái vật Burning Abyss để tìm kiếm quái vật khác rất láu cá và gian xảo, khá phù hợp với tính cách của Malacoda.
The Traveler and the Burning Abyss
Dante và cánh cổng địa ngục
Đây là Cổng Địa Ngục Dante đi qua trong Canto thứ Ba của bài thơ. Bạn biết đấy, với câu nói nổi tiếng "Lasciate ogne speranza, voi ch'intrate" (tạm dịch từ tiếng Ý: Từ bỏ mọi hy vọng, bạn sẽ được bước vào). Lối vào Địa Ngục được tượng trưng trong Effect của lá bài bằng việc các quái vật Burning Abyss trỗi dậy từ nghĩa địa, điều này ám chỉ việc để đi sâu vào lòng địa ngục sẽ phải trải qua một cuộc hành trình, một cuộc chiến ngày một tàn khốc.
Bên cạnh các thông tin trên, Burning Abyss còn 3 lá bài xuất hiện sau nhưng cũng không kém phần quan trọng. Đó là Beatrice, Lady of Eternal; Dante Pilgrims và Cherubini sẽ được nhắc đến ở một bài viết khác.
Nguồn: Tổng hợp