Master Rules - những quy tắc tổng thể - là một nhóm các quy tắc được áp dụng ở OCG từ khi bắt đầu Yu-Gi-Oh! 5D's. "Master Rules" hệ thống hoá các quy luật cùng với một số điều khoản thi đấu (Dueling) nổi tiếng. Ở TCG, những sự thay đổi về luật không có tên chính thức như ở OCG.
I. Master Rules:
Master Rules có hiệu lực ở OCG từ khi Starter Deck 2008 ra mắt, bao gồm:
- Giới thiệu quái thú Tuner, quái thú Synchro và những cách triệu hồi Synchro.
- Thay đổi một số thuật ngữ:
- Sacrifice Summon → Tribute Summon (Advance Summon): Triệu hồi hiến tế / Triệu hồi cấp cao
- Sacrifice → Release: Hiến tế
- Fusion Deck → Extra Deck: Bộ bài phụ
- Giới hạn số lá bài được sử dụng trong mỗi bộ bài:
- Main Deck (Bộ bài chính): 40 - 60 lá
- Extra Deck (Bộ bài phụ): 0 - 15 lá
- Side Deck (Bộ bài thay thế): 0 - 15 lá
Starter Deck 2008 mở ra kỷ nguyên Synchro Summon
II. Master Rules 2:
Master Rules 2 có hiệu lực ở OCG từ khi Starter Deck 2011 ra mắt, bao gồm:
- Giới thiệu quái thú XYZ, Ranks (cấp độ của quái thú XYZ), những cách triệu hồi XYZ.
- Loại bỏ Ignition Effect Priority (ưu tiên cho những khả năng có tốc độ ma pháp chậm nhất).
- Thay đổi một số thuật ngữ:
- Release → Tribute: Hiến tế
- Advance Summon → Tribute Summon: Triệu hồi hiến tế
Starter Deck 2011 mang đến những quái thú XYZ đầu tiên
III. Master Rules 3:
Master Rules 3 có hiệu lực ở OCG từ khi Starter Deck 2014 ra mắt, bao gồm:
- Giới thiệu khu vực Pendulum (Pendulum Zones), quái thú Pendulum, Pendulum Scales (một khoảng cấp độ) và những cách triệu hồi Pendulum.
Sân đấu sẽ xuất hiện thêm 2 ô Pendulum
- Thay đổi một số thuật ngữ:
- Monster Card Zone → Monster Zone: Khu vực dành cho Quái thú
- Spell & Trap Card Zone → Spell & Trap Zone: Khu vực dành cho Ma pháp và Bẫy
- Field Card Zone → Field Zone: Khu vực dành cho bài Môi trường
Sân đấu sau Master Rules 3
- Giới thiệu một sự tiêu chuẩn hoá mới về các thông tin trên thẻ bài (card texts), tương tự như Problem-Solving Card Text (PSCT) - giải quyết các vấn đề về thông tin trên thẻ bài - tại TCG.
- Thay đổi về luật chơi:
- Người chơi đi trước không còn được rút bài vào Lượt rút bài đầu tiên của họ.
- Mỗi người chơi có thể được điều khiển một lá bài Môi trường nằm ngửa trên sân của họ. (Lá bài Môi trường của người chơi còn lại không bị mất đi như luật cũ)
- Nếu một người chơi đặt một là bài Môi trường mới lên sân, lá bài Môi trường cũ sẽ được gửi xuống Mộ thay vì bị phá huỷ.
- Rút gọn Bước thiệt hại (Damage Step) thành 5 giai đoạn:
- Bắt đầu Bước thiệt hại
- Trước khi tính toán thiệt hại
- Khi tính toán thiệt hại
- Sau khi tính toán thiệt hại
- Kết thúc Bước thiệt hại
Tìm hiểu kỹ hơn về Bước thiệt hại (Damage Step) tại đây
Trình tự diễn ra trong Bước thiệt hại
IV. New Master Rules:
New Master Rules, được biết đến như là Master Rules 4, bắt đầu có hiệu lực tại OCG từ khi Starter Deck 2017 ra mắt và tương ứng tại TCG là Starter Deck: Link Strike, bao gồm:
- Giới thiệu Quái thú Link, Mũi tên Link, cách triệu hồi Link và cơ chế Link.
- Những thay đổi về cách sắp xếp trên sân chơi:
- Những ô Pendulum được chuyển vào cùng với Spell & Trap Zones.
- Monster Zones được chia thành Main Monster Zones và Extra Monster Zones.
- 2 ô mới, Extra Monster Zones, được giới thiệu, nằm ở cột thứ 2 và thứ 4 giữa 2 phần sân, dành riêng cho sự triệu hồi các quái thú từ Bộ bài phụ.
- Khi một Extra Monster Zone còn trống, nó không thuộc về riêng người chơi nào cả.
- Quái thú được triệu hồi đặc biệt từ Bộ bài phụ phải được triệu hồi vào Extra Monster Zones hoặc một Main Monster Zone mà một Quái thú Link hướng mũi tên vào.
Cơ chế Link làm thay đổi trò chơi rất nhiều
V. Master Rules 2020:
Những quy tắc này bắt đầu được áp dụng từ 1/4/2020:
- Quái thú Fusion, Synchro, XYZ có thể được triệu hồi trực tiếp vào Main Monster Zones.
- Chúng cũng có thể được triệu hồi vào Extra Monster Zones, tùy theo quyết định của người chơi.
- Những quy tắc này không được áp dụng cho Quái thú Link và Quái thú Pendulum, thay vào đó, chúng vẫn phải tuân theo quy tắc cũ.
Giờ đây, cơ chế Link đã không còn hạn chế sức mạnh của Fusion, Synchro, XYZ nữa
Những quy tắc sau chỉ được áp dụng tại OCG, không áp dụng tại TCG:
- Trừ khi được đề cập chính xác trong phần hiệu ứng, quái thú được đưa trở lại Bộ bài phụ (Side Deck) nằm sấp sẽ không được kích hoạt hiệu ứng, bao gồm cả Hiệu ứng bắt buộc.
- Điều này nghĩa rằng việc gửi một lá bài với hiệu ứng xuất hiện khi nó "rời khỏi sân" trở lại Bộ bài phụ (Extra Deck) nằm sấp sẽ không kích hoạt hiệu ứng của nó.
- Chú ý rằng những lá bài được đưa trở lại Bộ bài chính vốn đã không thể kích hoạt hiệu ứng từ trước khi luật thay đổi (bất kể ở khu vực nào).
Denglong sẽ không thể kích hoạt hiệu ứng nếu như bị đẩy sấp về Bộ bài phụ
- Ở những dòng hiệu ứng, các lá bài có liên quan tới điều kiện kích hoạt hiệu ứng của chúng cũng như vị trí kích hoạt. (Ví dụ, nếu đó là một hiệu ứng được kích hoạt khi bản thân quái thú được Triệu hồi thông thường, nghĩa là nó được kích hoạt từ trên sân, nếu đó là một lá bài Trap mà hiệu ứng được kích hoạt khi nó được gửi xuống Mộ, nó được tính là kích hoạt từ dưới Mộ.) Nếu một lá bài chuyển vị trí từ vị trí kích hoạt tới một vị trí khác trước khi hiệu ứng được kích hoạt, thì hiệu ứng đó không thể kích hoạt (bao gồm Hiệu ứng bắt buộc).
- Nếu một lá bài được gửi xuống Mộ và có hiệu ứng được kích hoạt khi được gửi xuống Mộ, nhưng sau đó bị loại khỏi Mộ trước khi hiệu ứng có thể được kích hoạt thì nó sẽ không được kích hoạt hay giải quyết.
- Chú ý rằng luật này đã được áp dụng cho khu vực châu Âu thuộc TCG từ trước.
Chain 1: MST chọn CotH đang nằm sấp
Chain 2: CotH chọn Deneb đang ở dưới Mộ
> Giải quyết: Deneb được CotH triệu hồi ở chain 2
MST phá huỷ CotH đồng thời phá huỷ Deneb ở chain 1
> Deneb xuống mộ trước khi diễn ra điều kiện khi nó được triệu hồi (phải ở trên sân)
> Không thể kích hoạt hiệu ứng của Deneb
- Những lá bài có dòng dạng như "During the turn you activate this effect, you cannot Special Summon monsters, except [blank] monsters" hoặc "During the turn you activate this card, you cannot Summon monsters, except with this card's effect", những lá bài có điều kiện kích hoạt liên quan đến chơi đã triệu hồi quái thú nào trong lượt đó chưa, thì từ giờ sẽ được kiểm tra xem liệu sự triệu hồi được đề cập đến trong hiệu ứng lá bài có thành công hay không để có thể đạt điều kiện kích hoạt hiệu ứng.
- Điều này nghĩa rằng kể cả nếu như có một sự triệu hồi có thể ảnh hưởng đến điều kiện kích hoạt nhưng đã bị vô hiệu hoá trước đó trong lượt, thì những điều kiện ấy vẫn được tính là thoả mãn, trái lại trước khi luật được thay đổi, điều này là không hợp lệ.
Nếu như người chơi Triệu hồi thông thường Guru mà bị đối phương vô hiệu hoá bằng Warning, người chơi vẫn có thể kích hoạt REF sau đó.
- Những lá bài có hiệu ứng kiểu như "You can only Special Summon [blank] once per turn" giờ đây sẽ chỉ được áp dụng nếu như sự triệu hồi là thành công.
- Những lá bài Continuous Trap mà Triệu hồi đặc biệt chính nó lên Main Monster Zones nhờ Effect sẽ không chiếm một ô trong Spell & Trap Zones (Nhưng nó vẫn được coi là lTrap).
Nguồn: yugioh.fandom