Tháng 08/2023 này là tháng trong âm lịch là tháng 7 cô hồn trong văn hoá và truyền thống của Việt Nam. Vậy nên, còn gì bằng nếu đọc các bài viết liên quan đến các câu chuyện kì bí, những mẩu tin liên quan đến phù thuỷ và những ma mị trong văn hoá loài người phải không nhỉ!! Hãy cùng chúng tôi đến với Tổng hợp trivia tháng 08 lần này nhé!!
1: Oriori no Kamigami - Vị Thần Bảo Vệ Công Lý
Nếu chúng ta nhìn vào tên của thẻ bài này, thì hẳn chúng ta sẽ nghĩ tay tới 1 tín ngưỡng gì đó xuất phát từ Nhật Bản. Đúng là như vậy, tuy nhiên, kì thực thì lại đang phản ánh cho 1 vị thần tối quan trọng trong văn hoá Hy Lạp - vị thần Themis.
Trước hết, chữ Ori trong tiếng Nhật có nghĩa là “gấp” trong gấp giấy thủ công. Còn chữ Kami theo bộ kana có nghĩa là “giấy” và đọc cùng âm với từ gami. Vậy nên bản chất của Origami, nhắc chúng ta đến với bộ môn gấp giấy nghệ thuật có xuất xứ từ Nhật Bản mà artwork của thẻ bài này nhắc đến.
Chưa dừng lại ở đó, mặc dù đọc cùng âm, nhưng chữ gami có nghĩa “vị thần” trong tiếng Nhật. Vậy nên, Oriori no Kammigai là một cách chơi chữ cho “một vị thần giấy gấp” được phác thảo trong thiết kế của thẻ bài này. Và vị thần ở đây, lấy cảm hứng từ vị thần Themis trong văn hoá Hy Lạp. Đây là một vị nữ thần đại diện cho công lý, sự chính trực, sự cân bằng và sự chính nghĩa trong văn hoá nhân loại.
Nữ thần Themis đại diện cho công lý và sự chính trực (nguồn internet)
Điều đó được thiết kế rất tinh tế trong thẻ bài này. Chúng ta có một vị nữ thần đang cầm cân nảy mực được gấp giấy đúng theo tính chất tinh xảo của bộ môn Origami, tới mức ngay cả mặt trăng đằng sau cũng được gấp 1 cách chỉn chu và ngộ nghĩnh. Đây không chỉ là 1 bộ môn nghệ thuật, mà như cả phản ánh cho cả 1 nền văn hoá với phẩm chất chau chuốt, tỉ mỉ, cẩn thận và luôn luôn đề cao tính nghệ thuật của người Nhật Bản xưa và nay!!
Oriori no Kamigami với những đường gấp tinh xảo và chỉn chu (nguồn internet)
2: The Last Day of Witch - Ngày Tàn Của Dị Giới Phù Thuỷ
Có vẻ như ở mỗi quốc gia ngày trước, đều có riêng cho mình một nét lạc hậu cổ hủ...
Năm 1692 đánh dấu một nét xấu xí trong lịch sử của người dân xứ Salem nói riêng và nước Mỹ cũng như toàn thế giới nói chung...
Chuyện kể lại rằng...
Một ngày lạnh lẽo năm 1692, lúc ấy thời tiết lạnh giá hệt như lòng người mà người ta ghi chép lại được, nó lạnh bằng một tiết của kì băng hà nhỏ. Hôm đó, 19 người và 2 con chó đã bị treo cổ trước sự hò reo sung sướng của người dân Salem. Hàng trăm người khác thì bị tù đày và có những người phải tự vẫn, ra đi trong sự uất ức, bất lực chỉ vì một lý do vô căn cứ: họ bị coi là phù thuỷ! Điển hình ở đó, một câu chuyện được ghi chép lại thế này.
Tại Salem lúc đó, một người đàn ông có tên là Samuel Parris được người dân mời đến làm mục sư, ông đi cùng vợ, 1 người con gái Elizabeth, 1 người cháu Alibagail và vợ chông một người nô lệ John và Tibuta. Ngày nọ, Elizabeth và Alibagail được chuẩn đoán là mắc một căn bệnh lạ. Cả 2 đứa trẻ đều xuất hiện triệu chứng của bệnh sốt như người nóng, ra mồ hôi nhiều và thỉnh thoảng chúng co giật, nói nhảm hoặc có những hành động kì lạ. Chính vì sự yếu kém của khoa học công nghệ ngày đó, cùng với những mê tín dị đoan và trình độ dân trí thấp kém mà bác sĩ Wiliam Griggs đã không thể chữa trị cho 2 đứa nhỏ, lập tức, ông tuyên bố, đây là một căn bệnh do phù thuỷ phù phép lên. Vợ người nô lệ John, bà Tibuta, liền lập tức lấy những cây lúa mạch đen, trộn với nước tiểu các cô gái trong làng để tạo ra chiếc bánh nhằm chữa bệnh cho 2 đứa trẻ tội nghiệp. Thế nhưng, những hành động của bà đã bị những người hàng xóm nhìn thấy và ngay lúc đó, bà bị đổ oan như đang phù phép để làm những việc điên rồ như gây nên bệnh cho 2 đứa trẻ. Sau nhiều lần bị công kích, ép cung và bị đưa ra những chứng cớ vô căn cứ và điên khùng từ gia đình những người quyền lực trong làng, bà buộc phải tự nhận mình là phù thuỷ với những màn phù phép chẳng bao giờ là sự thật. Về sau, bà đã bị đem đi bán làm nô lệ...
Đây chỉ là một trong hàng ngàn câu chuyện có kết thúc bi kịch chỉ bởi những lời tố cáo mơ hồ cũng như tri thức kém của con người ngày xưa, và chính từ đó, nạn săn phù thuỷ nổi lên và đỉnh điểm chính là cuộc tàn sát phù thuỷ vào ngày lạnh lẽo năm 1692 tại thành phố phù thủy Salem như đã kể trên.
Cuộc săn lùng và thảm sát “phù thuỷ” man rợ trong lịch sử (nguồn internet)
Chứng kiến vết nhơ đó trong lịch sử người dân Salem, hơn 300 năm sau, ngày 1 tháng 12 năm 1999, Konami đã chính thức tung sản phẩm Boost 6 với promo card Last day of witch với artwork như muốn kể lại cả một khung cảnh chết chóc ngày xưa với hình ảnh 1 người cầm đao chém một người phụ nữ. Khi nhìn vào đó, hẳn chúng ta sẽ thấy sự chết chóc, đen tối tới nhường nào. Bầu trời cũng tối sầm đi như tâm trạng con người. Bức tranh bé nhỏ gói gọn trong một lá bài đó như là một lời nhắc nhở chúng ta về một thời ngu si, mông muội, lạnh lẽo của tâm hồn con người. Một thông điệp rằng: "chẳng có ma quỷ nào hết, chỉ có sự mu muội của con người làm hại nhau thôi". Có lẽ nó còn như một lời tuyên án ngầm về một chế độ suy tàn về kinh tế, suy đồi về đạo đức và sa đoạ về cách suy nghĩ. Và artwork đó, chắc chắn sẽ còn ám ảnh người ta rất lâu khi nhìn vào!
Last Day of Witch tại OCG và TCG
Thế nhưng, khi chuyển sang TCG, mọi thứ đã thay đổi! Thay vì là một lời tuyên án ngầm, một lịch sử nhơ nhuốc, Konami đã chuyển artwork sang một cách đáng yêu hơn! Đó là hình ảnh một mụ phù thuỷ cưỡi chổi có khuôn mặt Ngộ nghĩnh đang bay với dấu cấm đằng sau. Mặc dù việc thay đổi là hoàn toàn hợp lý với ý nghĩa của một trò chơi, thế nhưng có lẽ hẳn nhiều người cũng giống mình ở đây, sẽ thích artwork mô tả bên OCG hàng vạn lần! Đúng vậy không?
Tác giả: Clear Mind
Xem thêm: [TRIVIA]Trivia Tháng 07/2023