TCG vs OCG, Những Khác Biệt Đáng Lưu Ý

Khánh Duy 03/08/2022

Nếu bạn là 1 người chơi Yu-Gi-Oh có thâm niên, chắc hẳn bạn cũng không lạ lẫm gì với khái niệm TCG và OCG được dùng để phân biệt các khu vực với nhau. OCG, viết tắt của Offical Card Game, là phiên bản Yu-Gi-Oh được các nước Châu Á điển hình là Nhật Bản và Hàn Quốc, sử dụng. Trong khi đó, TCG, viết tắt của Trading Card Game, là phiên bản mang tính toàn cầu hơn của tựa game này, được tất cả các nước ngoài Châu Á sử dụng. Tất nhiên việc sử dụng 2 phiên bản khác nhau của cùng 1 tựa game phức tạp như Yu-Gi-Oh có thể mang tới nhiều khác biệt quyết định lối chơi và cách một người chơi sử dụng bộ bài giữa 2 format. Trong khuôn khổ bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về những điểm khác biệt lớn giữa 2 format tưởng giống mà lại rất khác nhau này.

Khác biệt đầu tiên

Khác biệt lớn đầu tiên giữa 2 Format phải kể đến SEGOC, viết tắt của Simultaneous Effects Go On Chain, là 1 phần quan trọng của ruling về chain. SEGOC giải thích những gì sẽ diễn ra khi 2 hiệu ứng cùng được sử dụng trong cùng thời điểm với nhau. Hãy lấy ví dụ với 1 trường hợp cụ thể, người chơi A tribute Sangan để triệu hồi Zaborg the Thunder Monarch. Cả 2 lá bài đều có mandatory trigger effect và sẽ được kích hoạt cùng lúc. Ở đây, nếu bạn là người chơi TCG, Sangan luôn được xếp ở chain link 1 và Zaborg ở chain link 2, do hành động gửi Sangan xuống mộ là hành động được thấy trước tiên, còn việc Zaborg lên sân chỉ xảy ra sau khi Sangan đã xuống mộ. Ta có thể hiểu là tuy kích hoạt cùng lúc nhưng điều kiện kích hoạt lại không diễn ra cùng 1 thời điểm. Nhưng ở OCG, bạn hoàn toàn có thể sắp xếp việc chain giữa 2 lá bài này theo ý thích, do thời điểm kích hoạt không quan trọng. 

Sangan

Zaborg the Thunder Monarch

Nhưng đồng thời, ở TCG bạn có thể sắp xếp chain tùy thích nếu thời điểm kích hoạt là cùng lúc. Hãy lấy ví dụ với Sangan cùng Peten the Dark Clown. Cả 2 lá bài cùng bị Destroy bằng Dark Hole. Ở đây, vì Sangan Peten cùng xuống mộ vào 1 thời điểm, bạn có thể tùy ý xếp chain để kích hoạt Peten Sangan theo ý muốn.

Peten the Dark Clown

Với sự ra đời của Master Rule 4, TCG đã thay đổi luật chơi cho phép người chơi kích hoạt những hiệu ứng xảy ra cùng lúc theo ý thích mà không còn phải quan tâm tới việc điều kiện kích hoạt của hiệu ứng nào được thỏa mãn trước. Với sự thay đổi này, trong ví dụ số 1 người chơi hoàn toàn có thể sắp xếp chain link giữa Zaborg Sangan tại TCG. 

Xem thêm: CHAIN - Kỹ Năng Làm Chủ Cuộc Chơi

Tuy vậy, nhưng sự khác biệt về SEGOC giữa 2 format vẫn còn khá nhiều, nhưng trước khi tìm hiểu sâu hơn, chúng ta hãy nói về priority 

Để nói đơn giản, priority hoạt động như sau ở TCG:

- Hiệu ứng mandatory của người chơi turn đó 

- Hiệu ứng mandatory của đối thủ 

- Hiệu ứng optional của người chơi turn đó 

- Hiệu ứng optional của đối thủ 

Vậy sự khác biệt ở OCG là gì ? Sự khác biệt đến từ priotity của non-public card. Chúng ta biết về khái niệm này từ những năm 2017, nhưng nó lại hoàn toàn không được in trong bất cứ rulebook nào, ngoài trừ Perfect Tulebook, 1 ấn bản đặc biệt chỉ được phát hành tại Nhật Bản với nhiều chi tiết không được in trong cả rulebook cơ bản tiếng Anh lẫn tiếng Nhật. 

Perfect Rulebook 2017, cuốn sách thay đổi Yu-Gi-Oh 

Theo Perfect Rulebook, phân cấp giữa các priority được phân loại như sau:

- Priority cao là các mandatory trigger effect

- Priority trung bình là các optional trigger effect

- Priority thấp là các non-public trigger effect

Ở đây, non-public card có thể hiểu là card mà thông tin về nó chỉ có 1 người chơi nắm được, như là card được úp xuống hoặc card trên tay. Đây là loại card có priority thấp nhất, nhưng cũng đồng thời tạo thêm độ phức tạp cho trò chơi. Nếu nhiều card có cùng priority được kích hoạt, chúng sẽ tạo ra các chain được sắp xếp tùy ý người chơi.

Để hiểu hơn về ruling này, hãy lấy ví dụ với 3 card là Goblinberg, Kagetokage Torrential Tribute. Người chơi A normal summon Goblinberg, sử dụng hiệu ứng của nó để triệu hồi 1 quái thú level 4 đổ xuống, và người chời cũng đồng thời có Kagetokage trên tay có hiệu ứng kích hoạt khi Goblinberg được summon. Người chơi B có Torrential Tribute có thể kích hoạt khi Goblinberg được summon.

Goblinberg

Kagetokage

Torrential Tribute

Vậy liệu người chơi có thể sắp xếp việc kích hoạt của Goblinberg Kagetokage tại TCG ? Câu trả lời là có, do 2 lá bài này có cùng priority tại TCG 

Nhưng ở OCG, câu chuyện lại hoàn toàn khác. Kagetokage có priority thấp hơn do là non-public card, do đó người chơi không thể đặt Kagetokage ở chain link 1. Priority cũng đồng thời chuyển qua cho đối thủ khi Goblinberg được triệu hồi và sử dụng hiệu ứng của nó, khi đó, đối thủ có thể sử dụng Torrential Tribute ở chain link 2. Sau đó, Kagetokage mới có thể kích hoạt ở chain link 3. Cả Kagetokage Torrential Tribute đều có priority thấp do là non-public card.

Ruling này rất quan trọng do nếu Torrential Tribute ở chain link 3, nó sẽ phá hủy Goblinberg nhưng không phá hủy được Kagetokage. Ví dụ trên được trích dẫn thẳng từ Database của Konami. Vậy nếu ta thay Torrential Tribute bằng 1 lá bài khác, 1 handtrap ?

Effect Veiler, một trong những handtrap đầu tiên có sức ảnh hưởng lên meta

Hãy lấy ví dụ khi người chơi A normal summon Brohunder và sử dụng hiệu ứng add lên 1 quái thú Light Thunder level 4 và đồng thời có Kagetokage ở trên hand, người chơi B có Ash Blossom trên tay, vậy chain link sẽ xử lý như thế nào ? Sau khi Brohunder normal summon, Priority chuyển qua cho đối thủ, do Kagetokage là 1 non-public card, giờ người chơi B có thể sử dụng Ash Blossom trước khi Kagetokage sử dụng hiệu ứng của nó do Ash Blossom là 1 quick effect. Dù Ash Blossom cũng là 1 non-public, nhưng nó là 1 quick effect còn Kagetokage là 1 trigger effect, do đó Ash Blossom sẽ có priority cao hơn.

Ash Blossom and Joyous Spring

Brohunder

Ngay cả khi Ash BlossomKagetokage có cùng priority và cùng là non-public card, đối thủ vẫn có thể sử dụng Ash Blossom trước do turn priority đã chuyển qua cho đối thủ khi họ normal summon và sử dụng hiệu ứng của Brohunder. Giả sử nếu Kagetokage có thể chain vào ở chain link 2, Ash Blossom sẽ bị lỡ mất timing kích hoạt để phủ nhận việc search của Brohunder. 1 thay đổi tuy nhỏ nhưng có thể đảo chiều cả trận đấu 

Rulebook hiện tại của TCG là bản dịch của Rulebook OCG mới nhất hiện tại. Tuy nhiên, Perfect Rulebook lại chưa từng được in tại TCG, và do đó những ruling về non-public card cũng chưa từng được đặt chân tới TCG 

Khác biệt thứ 2 

Ruling tiếp theo đã không còn có sự khác biệt giữa 2 format, nhưng người viết cho rằng nó vẫn là 1 phần lịch sử khá thú vị của Yu-Gi-Oh

Giả sử người chơi 1 có Call of the Haunted, và Satellarknight Deneb ở trong mộ bài. Người chơi B sử dụng Mystical Space Typhoon target Call of the Haunted. Người chơi A lựa chọn chain Call of the Haunted vào chain link 2 target Deneb dưới mộ. Chain link resolve và Deneb vừa lên sân đã bị nổ khỏi sân do Call of the Haunted đã bị destroy, vậy câu hỏi ở đây là Deneb có được sử dụng hiệu ứng của nó không ? Hãy nhớ Deneb sử dụng keyword If giúp lá bài này không bị miss timing nhé.

Satellarknight Deneb

Call of the Haunted

Mystical Space Typhoon

Trước MR5, người chơi ở OCG và EU-TCG đều có thể sử dụng effect của Deneb trong trường hợp này, nhưng mọi chuyện lại rất khác ở NA-TCG. Ruling ở NA-TCG không cho phép card thực hiện effect của nó nếu card đó rời khỏi vị trí mà hiệu ứng yêu cầu để kích hoạt. Ruling này đã tồn tại ở NA-TCG khá lâu, và với sự ra mắt của Master Rule 5, OCG cũng đã sử dụng ruling này. Giờ đây, Deneb ở ví dụ trên không thể kích hoạt hiệu ứng của mình nữa.

D.D. Crow, 1 lá bài hưởng lợi nhiều từ ruling mới này

Theo người viết, đây là 1 thay đổi tích cực cho cả 2 format, giúp chúng đến gần hơn với sự thống nhất về nhiều mặt. Hãy lưu ý rằng ruling này khác với miss timing, do đây là 1 card đã rời khỏi vị trí mà nó cần phải có mặt để kích hoạt hiệu ứng, còn với trường hợp miss timing, đó là khi card bị lỡ mất khoảnh khắc mà nó có thể kích hoạt hiệu ứng do có 1 card khác chained vào trước nó. Điều này không có nghĩa meme MST negate là thật, nhưng trong tùy trường hợp MST thực sự có thể ngăn chặn 1 lá bài kích hoạt.

Khác biệt thứ 3

Khác biệt cuối cùng và cũng dễ nhận thấy nhất, chính là card text. Năm 2011 TCG cập nhật khái niệm PSCT (Problem-Solving Card Text). Đây là cách giúp card dễ hiểu hơn bằng cách đơn giản hóa các card text nhằm tránh việc phải sử dụng quá nhiều Database hoặc ghi nhớ những ruling phức tạp.

Tuy vậy, vẫn có lúc card TCG được in ra có hiệu ứng khác với OCG, 1 ví dụ điển hình là Gandora-X

Gandora-X The Dragon of Demolition TCG

Ở đây, card text TCG dùng cụm Highest Original ATK, trong khi đó OCG dùng Highest ATK, nói chung, khi ta dịch thẳng Gandora-X từ OCG sang card text của nó sẽ như sau 

Gandora-X The Dragon of Demolition OCG

Chúng ta không thể biết nhầm lẫn này là vô tình do sự hiểu lầm của đội ngũ dịch thuật hoặc errata có chủ đích của TCG 

Khác với những ruling phức tạp và mechanic khó hiểu, sự khác biệt trong card text lại rất dễ nhận biết do nó hiển thị ngay trên lá bài. Do đó, dựa trên region của từng người chơi, xử lý trong các card lại có phần khác biệt, do cùng 1 card nhưng lại khác nhau về hiệu ứng. Thậm chí, người chơi hoàn toàn có thể bị loại khỏi giải nếu sử dụng card có text sai lệch.

Tổng kết 

Qua bài viết này, người viết mong độc giả hiểu hơn về những khác biệt cố hữu giữa 2 format chủ đạo của Yu-Gi-Oh, đặc biệt là ở SEGOC và sự khác biệt giữa card text. Trong tương lai, chúng ta hoàn toàn không thể biết được liệu Yu-Gi-Oh sẽ còn thay đổi như thế nào, hay việc liệu 2 format có thể đạt được sự thống nhất với nhau không. Có thể trong tương lai, những ruling mà bạn chỉ có thể tìm được trong Perfect Rulebook sẽ cập bến TCG giúp thống nhất 2 format về SEGOC.

Xem thêm: TCG Meta Report: Dragon Link - Tháng 6 năm 2022

Nguồn: Forum Duelist Unite

Bài viết liên quan