Thế giới Yugioh bên cạnh việc mang đến một bộ môn trí tuệ giữa những thẻ bài, thì ẩn sâu trong mỗi lá bài cũng có những câu chuyện kéo chúng ta quay trở lại với những thời kì hưng thịnh. Trong số những câu chuyện với tầm vóc là cả 1 nền văn hoá thế giới, thì Yugioh cũng có thể lồng ghép vào những thẻ bài với những chất riêng rất đặc biệt. Chúng tôi xin mời quý độc giả cùng đến với bài viết ngày hôm nay về một thế giới hùng vĩ và hưng thịnh trong kỉ nguyên loài người, để cùng biết xem văn hoá của thế giới đã được lồng ghép vào Yugioh một cách độc đáo như thế nào nhé!
Xem thêm: [TRIVIA] Tổng Hợp Tháng 05/2023: Kẻ Canh Giữ Quả Táo Vàng Của Người Hesperides
Chúng ta đều ngầm thừa nhận rằng hai văn hoá vĩ đại nhất của loài người được biết đến tới thế giới ngày nay đó là Hy Lạp và Ai Cập cổ đại. Nếu như Hy Lạp nổi tiếng với những vị thần có sức mạnh và khả năng trị vì thiên hạ và làm chuẩn mực cho những hình tượng sau này, thì tại Ai Cập, các câu chuyện mang thiên hướng kì bí, bí ẩn và gây nhiều cảm giác tò mò cho người đọc hơn. Ở đây, Horus được coi là vị thần tối quan trọng nhất tại xứ sở Ai Cập khi người ta biết đến ngài như là đấng tối cao có khả năng cai trị muôn loài, mang đến ánh sáng và những điều tốt lành cho muôn dân, đại diện cho chính nghĩa, bầu trời và sự bảo vệ. Đó là lý do tại sao người ta tôn thờ ông như là Thần mặt trời.
Horus trong mô tả của sử thi Ai Cập thì mang dáng vẻ là đầu chim ưng với con mắt nổi tiếng có sức mạnh để trấn hưng sử thi Ai Cập. Trong Yugioh, hình tượng Horus cũng được cập nhật từ rất lâu với những phác hoạ tương đối chân thực với những ghi chép được mô tả lại. Một chiếc đầu chim ưng, cơ thể bọc giáp là những chiếc vảy lấp lánh, con mắt được phác hoạ có màu sáng rực và một đôi cánh hùng vĩ như để che chở cả giang sơn!
Thần mặt trời Horus được thiết kế từ lâu trong Yugioh
Tuy nhiên, thế giới Yugioh mới chỉ dừng lại ở việc mô tả về Horus, và phải mãi cho đến tháng 08/2023, những hậu duệ của ngài mới được thiết kế trong set Age of Overlord (tạm dịch: Kỷ nguyên của chúa tể) như thể muốn nhắc đến cả một thời đại hưng thịnh của một dân tộc anh hùng. Theo đó, Horus có 4 người con trai ưu tú. Họ có tên là Imsety, Hapy, Duamutef, và Qebehsenuef với những mô tả lại rằng Imsety là anh cả sở hữu chiếc đầu người, Hapy sở hữu đầu của khỉ đầu chó , Duamutef có chiếc đầu chó và Qebehsenuef có chiếc đầu của một con chim ưng!
Thiết kế mới của những hậu duệ của Horus
Sử sách ghi chép lại vào khoảng năm 2181–2055 trước công nguyên, những người con của Horus là những thực thể được kết nối với các hũ phép thuật bên trong có chứa đựng các linh hồn của những người chết thoát ra trong quá trình xác ướp hoá. Cụ thể, mỗi người con bảo vệ một nội tạng cơ thể của những xác chết, đó là: Imsety bảo vệ lá gan, Hapy bảo vệ phổi, Duamutef bảo vệ dạ dày và Qebehsenuef bảo vệ đường ruột. Chính vì vậy, mà hầu hết chúng ta thấy mô tả của những thực thể này là những chiếc hũ mà có nắp là hình đầu của những người con trai của Horus.
Những chiếc hũ được liên kết với linh hồn của Imsety, Hapy, Duamutef, Qebehsenuef
Những quan niệm khác cũng được ghi nhận về sự kết nối của những chàng trai này với các nhân tố của trời đất. Cụ thể đó là sự đại diện cho 4 phương trời của những thực thể này với Imsety kết nối tới phía Nam, Hapy kết nối tới phía Bắc, Duamutef kết nối tới phía Đông và Qebehsenuef kết nối tới phía Tây còn lại. Ngoài ra, Hapy và Duamutef được gắn kết với thành phố phía Bắc tên là Delta city of Buto, trong khi Imsety và Qebehsenuef thì gắn kết với thành phố phía Nam có tên gọi là Upper Egyptian city of Hierakonpolis
Sự kết nối với những thành phố tại Ai Cập của Imsety, Hapy, Duamutef, Qebehsenuef
Quay lại thiết kế của những đứa con của Horus trong Yugioh, chúng ta có thể thấy những chàng trai này được phác hoạ với dáng dấp của những chiến binh đích thực và xứng đáng là hậu duệ của vị thần tối quan trọng trong sử thi Ai Cập. Tuy nhiên, vẫn có thể nhìn thấy những khác biệt và những vai trò khác nhau của những chàng trai này. Cụ thể, người anh cả Imsety được trao chữ Glory biểu trưng cho Vinh quang và là niềm tự hào của Horus. Hapy có chữ Vanguard đại diện cho tinh thần chiến binh cận vệ của Ai Cập. Duamutef sở hữu chữ Blessing biểu trưng cho Phước lành và những điều tốt đẹp của xứ sở Pharaoh. Cuối cùng, Qebehsenuef mang chữ Aegis với ý nghĩa là mang tới sự bảo hộ cho muôn dân đúng như ước vọng của đại thần Horus.
Vinh quang, Bảo hộ, Cận vệ và Phước lành
Như vậy, qua bài viết này, không dám kể lại cả một kỷ nguyên hưng thịnh của Ai Cập cũng như tín ngưỡng của loài người, nhưng phần nào đó Legendary Yugioh Shop cũng mang tới các quý độc giả một khung cảnh đầy hùng vĩ với những điều kì bí và là một phần của sử thi Ai Cập. Tại đó, con người tự do sống, khai phá, kiến thiết thế giới cùng những đức tin tuyệt đối vào vinh quang, cận vệ, bảo hộ và phước lành.
Xem thêm: [TRIVIA] Tổng Hợp Tháng 06/2023: Trò Chơi Nhạc Của Những Gã Sumo