[TRIVIA] Tổng Hợp Tháng 05/2023: Kẻ Canh Giữ Quả Táo Vàng Của Người Hesperides

1: Ringowurm, the Dragon Guarding the Hundred Apples

Con rồng canh giữ quả táo vàng của những nữ thần Hesperides

Ngày xưa ngày xưa, trong kho tàng văn hoá của người Hy Lạp cổ đại, có nhắc đến một nhóm nữ thần thiểu số có tên là Hesperides. Họ là những cô gái đại diện cho hoàng hôn và rạng đông nên họ thường được gọi là "Con gái của hoàng hôn" hay "Nữ thần phương tây" (ngụ ý là hướng lặn của mặt trời". Những cô gái ấy sở hữu một khu vườn có tên là Khu vườn của người Hesperides nơi trồng cây ăn quả cho nữ thần Hera. Tại đây có một cây táo khi nở sẽ ra quả táo vàng rất có giá trị và thể hiện cho sự quyền lực của người sở hữu.

Hesperides - Wikipedia
Những cô gái thần thoại Hesperides (nguồn: Internet)


Khu vườn này được nữ thần Hera giao phó cho những tiên nữ Hesperides cai quản nhưng đôi khi lại luôn thấy mất những trái táo vàng. Vì vậy, để canh giữ cho cây táo khỏi bị lấy trộm, nữ thần Hera đã nuôi 1 con rắn có tên là Ladon ngay tại cây táo để ngăn ngừa "nạn trộm cắp vặt". Đây là một con rắn trăm đầu và không bao giờ ngủ để canh gác ngày đêm cho cây táo.

Tuy nhiên, trong chiến công thứ 11 của mình, chàng hiệp sĩ Hercules đã chính là người tiêu diệt con quái vật ấy để lấy được quả táo vàng mang về.

Hercules slaying the dragon Ladon by Cornelis Cort, after Frans Floris (1563)
Hercules và chiến công thứ 11 của mình (nguồn: Internet)

Để mô tả hoá về con quái vật trăm đầu trong sử thi Hy Lạp ấy, Ringowurm, the Dragon Guarding the Hundred Apples ra đời giúp chúng ta có thể hình dung được một cách dễ dàng. Tuy nhiên, để tăng cho tính thú vị, Konami đã mượn ghép thêm tên của Lindwurm, một con trăn quái vật sống trong rừng sâu của người Trung  u cổ đại.

OCG meta] Apple dragon spright bystial - YGOPRODeck 
Ringowurm được kết hợp từ Ladon và Lindwurm

Hãy cùng chiêm ngưỡng một lần nữa con rồng (lai rắn) đã từng làm nên nỗi khiếp sợ, cũng như là mang tính sử thi của nhân loại loài người!

2: Tsumuha-Kutsunagi Lord of Swords  - Chúa tể những thanh kiếm 

Trong sử thi Nhật Bản, có 3 thứ biểu trưng cho sức mạnh và sự thông thái của nhà vua, xa hơn nữa đó chính là sự phồn thịnh của 1 triều đại hoàng gia Nhật Bản. Ba báu vật đấy gồm có Gương Yata no Kagami đại diện cho Sự thông thái soi tỏ mọi điều, Viên ngọc Yasakani no Magatama đại diện cho lòng nhân từ và thanh kiếm Kusanagi no Tsurugi đại diện cho Lòng dũng cảm. 

Tam chủng thần khí – Wikipedia tiếng Việt 
Ba báu vật của hoàng gia Nhật Bản (nguồn: internet)

Đúng vậy, cái tên Tsumuha-Kutsunagi trong lá bài này là để tượng trưng cũng như là tôn vinh thanh bảo kiếm hoàng gia của vua Nhật Bản ngày nào. Cụ thể, chữ Tsumuha-Kutsunagi là cách viết ghép của 2 từ Tsumuha-no-tachi và Kutsunagi-no-ken đều là những cách gọi khác của thanh kiếm huyền thoại Nhật bản này.

3: Pig Iron vs. Pen Peg

Nếu chỉ nhìn vào cái tên TCG của thẻ bài này thì chúng ta chỉ thấy sự hài hước trong tên và ít thấy tầng ý nghĩa của thẻ bài này. Tuy nhiên nếu nhìn vào cái tên tiếng Nhật, hẳn chúng ta sẽ thấy sự hài hước nơi đây. Tên tiếng nhật thẻ bài này viết là トン=トン bao gồm của 2 cụm giống hệt nhau được cách nhau bởi dấu =.

Cụ thể, chữ トン có nghĩa là ton (tấn). Khi viết 2 chữ “ton” như vậy ta sẽ có “tonton” có nghĩa trong tiếng Nhật là “điểm hoà vốn” muốn đề cập tới 1 điểm chung mà tại đó mọi sự cân bằng bằng nhau sử dụng được trong nhiều trường hợp (trọng lực bằng nhau, lợi nhuận và thất thoát bằng nhau, đầu ra bằng đầu vào,...). 

Đó cũng chính là lý do tại sao artwork của thẻ bài này lại đề cập tới việc cân bằng lại ATK, DEF và level của 1 quái thú trên sân.


Pig Iron vs. Pen Peg
 

Viết bình luận