Những Loại Bài Thủ Mà Bạn Không Muốn Phải Đối Đầu Trong Yu-Gi-Oh!
Chúng ta đều trải qua cảm giác hồi hộp trước khi bước vào một giải đấu Yu-Gi-Oh!. Việc vạch ra một kế hoạch để chống lại những đối thủ có thể sẽ gặp luôn là một trải nghiệm xen lẫn kích thích và lo lắng. Liệu bài thủ sẽ phải đối đầu với những meta mạnh mẽ hay những bộ bài “dị biệt” khó lường? Liệu người chơi sẽ chứng kiến sức mạnh vượt trội của những lá bài mới được ra mắt, hay là những lá bài “cổ” sẽ chiếm thế thượng phong?
Trong khi việc chuẩn bị trước cho bộ bài là bước quan trọng nhất để giành chiến thắng, các bài thủ lại thường có xu hướng bỏ qua việc liệu họ sẽ chạm trán với những kiểu người chơi như thế nào. Và dưới đây sẽ là danh sách những kẻ “đáng gờm” mà chắc hẳn ai cũng sẽ chạm trán nếu chơi Yu-Gi-Oh! đủ lâu.
7. Nhà đầu cơ tích trữ
Đây là những bài thủ sở hữu những bộ sưu tập bài Yu-Gi-Oh! đồ sộ, song lại gần như không thấy dùng để chơi. Và nếu có thì họ cũng sẽ mang tất cả bộ sưu tập đó đến giải đấu. Những người này sẽ xuất hiện tại giải với số lượng lớn những lá bài đẹp nhất, hiếm nhất. 60 lá True Draco, 4 trang album toàn những lá Nekroz. Song tất cả những thứ trên đều không dùng để mua bán.
Những cuốn album dày cộp với nhiều lá bài từ cổ tới kim
Phần tệ nhất khi gặp phải những kẻ đầu cơ tích trữ này đó là họ có thể sẽ phá hỏng những thương vụ mua bán mà bạn đang tham gia. Bài thủ tưởng chừng như đã có thể trao đổi bài của mình với người chơi khác, cho đến khi “nhà sưu tập” xuất hiện, đưa ra một lời đề nghị bằng tiền cho những lá bài người chơi đang cố đổi, và rồi nẫng tay trên ngay trước mắt họ.
6. Bài thủ phàn nàn về format
Đây là loại bài thủ xuất hiện sau khi Banlist được đưa ra, và họ có thể đem lại cảm giác không mấy thiện cảm cho người khác. Sẽ không có gì xảy ra chừng nào mà những kẻ đó còn đang thắng thế và khoe khoang về những kĩ năng của bản thân. Song, nếu ván đầu diễn ra không như mong muốn khiến bài thủ trên thua cuộc, họ sẽ bắt đầu lải nhải về việc nếu như đây là Format khác và Banlist vừa rồi không trúng vào những lá bài quan trọng của mình thì chắc hẳn đối thủ của họ đã thua cuộc. Thậm chí, những kẻ “hoài niệm” trên còn có thể bắt đầu bài “diễn văn” của mình khi bị outplay.
Sau banlist là thời điểm xuất hiện nhiều nhất của các bài thủ hay phàn nàn
Loại bài thủ này sẽ không ngừng đổ lỗi cho Format và Banlist mỗi khi thua. Khi phải đối mặt với những kẻ này, người chơi cần chuẩn bị tinh thần để nghe họ nói về việc nước đi đó đã dần bị lạm dụng quá nhiều ở Format này. Những gã “hoài cổ” trên cũng luôn càu nhàu rằng Format hiện tại chỉ dành cho những bộ bài Meta và làm khỏ những Archetype cũ (giống cái họ đang chơi).
Xem Thêm: LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG YU-GI-OH! 2021
5. Quý ngài Tiết kiệm
Đây là những bài thủ xuất hiện trong giải đấu với bộ bài có giá trị không quá 20$, song lại thi đấu cực kì tốt với những bộ bài meta khác. Những người chơi “tiết kiệm” này có thể coi là một trong những đối thủ có khả năng tính toán và lập chiến lược cực kì tốt. Thay vì cố gắng chạy theo meta để đấu tay đôi với người chơi khác, những gã trên sẽ cân nhắc mọi lựa chọn có thể nhằm tiêu tốn ít “tài nguyên” nhất, hệt như những vị tướng trận vậy.
Quý ngài Tiết kiệm cũng nghiên cứu rất nhiều về Yu-Gi-Oh!. Chắc chắn rằng một lá 40$ có thể tiêu diệt một quái vật trên sân, song người chơi cũng có thể làm việc này với một lá chỉ 30 xu. Những người chơi này có thể được coi là những kẻ thách thức khái niệm Yu-Gi-Oh! là một trò chơi pay to win.
Những lá bài mà chẳng ai ngờ tới ở trong một giải đấu lớn
Những cuốn album của bài thủ “tiết kiệm” sẽ toàn những lá bài phụ kiểu cũ như Trap Hole, Mirror Force. Và họ sẽ không bao giờ ngần ngại nói cho người chơi khác biết về tầm quan trọng của Magic Cylinder trong những ván đấu căng thẳng.
4. “Nhà thông thái”
Đây là thành phần sẽ khiến người chơi khác phải phát điên. Những kẻ này chỉ muốn đám đông biết rằng bọn họ biết mọi câu trả lời. Tưởng tượng rằng bài thủ đang có thắc mắc về luật trong trận đấu, quyết định gọi trọng tài. Và trước khi trọng tài có thể đến để giải đáp, ngài “biết tuốt” sẽ xuất hiện để giải đáp thắc mắc của bạn theo cách hiểu của hắn. Thường thì những lời giải thích đó đều dài dòng, đồng thời cũng sai hoàn toàn. Sau đó, nhà “thông thái” sẽ tiếp tục tranh cãi với trọng tài rằng ý kiến của hắn ta mới là đúng.
Hầu hết mọi giải đấu đều có sự xuất hiện của ít nhất một “nhà thông thái”
“Nhà thông thái” cũng cảm thấy không cần phải nghe giải thích về khả năng của một lá bài kể cả khi chưa thấy nó lần nào bởi bằng một cách thần kì nào đó. Khi chạm trán với ngài “biết tuốt” này, người chơi cần chuẩn bị tinh thần cho những cuộc tranh cãi không hồi kết, kể cả khi họ đã đạt được chiến thắng một cách dễ dàng.
Nhà “thông thái” còn thường xuyên đặt ra những câu hỏi về luật chơi ngay cả ở trong những ván đấu không phải của mình. Điều này đôi lúc gây phiền hà cho những người chơi khác, đồng thời có thể đấy trọng tài vào những tình huống khó xử.
3. Chiến binh Anti – Meta
Đây có thể được coi là tầng lớp “khủng bố” của Yu-Gi-Oh!. Thay vì sử dụng những bộ bài anti meta để chống lại các Meta, họ chỉ coi chúng như công cụ để hạ thấp bài thủ khác. Họ sẽ không ngừng chê bai về những bộ bài meta hiện tại và chế giễu những người sử dụng nó. Câu cửa miệng của họ luôn là : “Meta giờ mất cân bằng quá”; “Mấy thằng chơi Meta có biết chơi cái gì khác nữa đâu”.
Anti-meta dù mạnh vẫn không thể dành chiến thắng nếu được sử dụng bởi những “chiến binh” trên
Điều hài hước của những bài thủ kiểu này ở chỗ họ thường có xu hướng chuyển sang chơi những bộ bài Meta sau khi phải nhận nhiều trận thua. Có lẽ tôn chỉ của họ cũng không thể đánh bại nổi khao khát được thắng.
Xem thêm: BANISH ZONE - Chiếm Lĩnh Khu Vực Banish
2. Bài thủ giận dữ
Đây có lẽ là loại người mà chả ai muốn phải chơi bài cùng. Những kẻ đó chỉ đơn giản nổi điên lên khi thấy một nước đi nào đó hoặc khi thua trận. Thường thì đây là những bài thủ lấy chân tay bù trí óc. Thậm chí, những gã này còn có thể dùng sức mạnh thể chất để làm sức ép, khiến đối thủ của họ thua. Những trận đấu có sự xuất hiện của những bài thủ mất kiểm soát này sẽ có khởi đầu như bao trận đấu thông thường, cho đến khi họ bắt đầu có dấu hiệu thua thế.
Lật bàn là một trong những cách trút giận của những kẻ thiếu kiểm soát kể trên
Ngay khi gặp phải tình huống trái ý trong trận đấu, mặt của những bài thủ giận dữ này sẽ đỏ bừng lên. Tệ hơn, những kẻ này có thể sẽ chuyển sang hành hạ những thứ xung quanh. Kèm theo những điều trên là lời lẽ xúc phạm đến đối thủ hay bất kì ai làm hắn chướng mắt. Trong trường hợp xấu nhất là xô xát với mọi người xung quanh.
1. Những kẻ khó ưa
Những bài thủ này giống như những tia nắng ấm áp trong ngày hè 38 độ vậy. Họ chả nói chuyện với ai xuyên suốt giải đấu, chỉ ngồi nhìn mọi thứ một cách khinh khỉnh trong khi mọi người khác đang trò chuyện trao đổi. Bài thủ cáu kỉnh sẽ làm như mọi nước đi của bạn đều tệ quá mức, đồng thời không ngần ngại thóa mạ những kĩ năng cũng như bộ bài của đối thủ, thậm chí là cả cách tráo bài của họ. Và nếu người chơi đối diện muốn tráo lại bộ bài sau khi kẻ khó ưu kích hoạt Pot of Duality, chắc chắn những kẻ đó sẽ bắt đầu phàn nàn.
Bài thủ xấu tính sẽ bắt bẻ đối thủ từng li từng tí
Những kẻ xấu tính này cũng là loại bài thủ sẽ gọi trọng tài vì cho rằng đối thủ rút lên một tay đẹp là do …mánh khóe, và đối thủ xứng đáng phải nhận một trận thua, hoặc ít nhất là một cảnh báo từ phía trọng tài.
Nguồn: hobbylark.com
Viết bình luận