Những Lá Bài Mới Từ 2022 Tin of the Pharaoh's Gods
2022 Tin of the Pharaoh's Gods đã giáng xuống chúng ta từ tháng trước. Những lá bài trong hộp cuối cùng cũng được tiết lộ đầy đủ, và cùng với nó, Konami đã quyết định đưa vào một số thẻ bài mới mà không ai ngờ tới. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng xem xét những lá bài đó và tìm hiểu xem chúng có tốt và đáng để chơi không nhé!
Xem thêm: Top 10 Lá Bài Nên Có Cho Deck Odd Eyes Pendulum
1. The Revived Sky God
Chúng ta hãy bắt đầu với một lá bài bẫy rất đặc biệt nhé. Đọc ngay dòng đầu tiên, "The activation of this card, or its effects, cannot be negated, nor can its effects be negated," thì bạn đã biết lá bài này sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng khi chơi. Spell speed 4 là một thuật ngữ được đặt ra một cách không chính thức cho các lá bài tương tự như Super Polymerization, những lá bài mà không được phản hồi kể cả với counter trap. The Revived Sky God cũng giống hệt như vậy. Bạn cần phải có Slifer the Sky Dragon trong GY của mình để kích hoạt nó. Sau khi được triệu hồi, cả hai người chơi sẽ rút cho đến khi họ có sáu lá trong tay, đó là một hiệu ứng điên rồ. Nếu bạn đi trước, cố gắng thiết lập lá bài này và kích hoạt nó, đối thủ của bạn có thể không rút được gì vì họ đã có sáu lá trong tay (nếu không, thường là do sự xuất hiện của các hand traps).
Cá nhân tôi sẽ không bao giờ phàn nàn về việc có một Slifer với 6.000 sức tấn công trên sân và sẽ tự động tiêu diệt bất kỳ quái thú nào với 2.000 sức tấn công hoặc thấp hơn mà đối thủ triệu hồi ở tư thế tấn công. Đối phương sẽ buộc phải đối phó với Slifer trước khi thực sự thực hiện các lượt chơi của mình. Slifer dù sao cũng sẽ bị đưa đến nghĩa địa trong End Phase, nhưng sau đó, hiệu ứng khác của The Revived Sky God sẽ được sử dụng. Bạn có thể trục xuất nó khỏi nghĩa địa để xếp một Monster Reborn lên trên cùng bộ bài của bạn, nhưng nếu bạn có Divine-Beast như Slifer trong nghĩa địa của mình, bạn có thể rút nó lên tay và triệu hồi lại Slifer hoặc bất cứ thứ gì khác mà bạn có thể tận dụng.
Nhìn chung, đây là một thẻ thú vị. Nhưng trừ khi có một bộ bài có thể phù hợp với ba bản sao của The Revived Sky God, một Slifer và một Monster Reborn, rất tiếc nó sẽ chỉ thích hợp với những bộ bài casual.
2. The True Sun God
Một lá bài continuous spell có thể có ứng dụng cạnh tranh hơn. Khi kích hoạt, The True Sun God search một The Winged Dragon of Ra hoặc một lá bài đề cập đến nó từ bộ bài. Bạn đang ở trong tình thế ngặt nghèo và cần thoát khỏi những con quái thú khó nhằn ở phía bên sân đối thủ? Chỉ cần search The Winged Dragon of Ra - Sphere Mode và nhếch mép như một Kaiba thực thụ. Thật kỳ lạ, tôi thấy hiệu ứng thứ hai thậm chí còn ấn tượng hơn. Các quái vật, ngoại trừ The Winged Dragon of Ra, không thể tấn công trong lượt chúng được triệu hồi đặc biệt. Về mặt kỹ thuật, điều này giúp cho bạn có thêm một lượt để đối phó với những quái thú mà đối thủ bày ra vì 99% các bộ bài hiện tại đều dựa vào việc triệu hồi đặc biệt. Còn hiệu ứng thứ ba về cơ bản là để giúp nghĩa địa của bạn có quái thú Divine-Beast và có thể giúp kích hoạt hiệu ứng thứ hai của The Revived Sky God.
Ta có thể thấy ứng dụng rõ ràng của lá bài này trong việc đi sau, giúp loại bỏ những quái thú điên rồ của đối thủ. Nibiru, the Primal Being cũng là một cách khác để làm điều tương tự, nhưng trong trường hợp này, Sphere Mode có thể dễ dàng search được và có thể loại bỏ các quái thú của đối thủ trong lượt của bạn — mặc dù với chi phí là lượt triệu hồi bình thường của bạn, hy vọng là bộ bài của bạn có thể chi trả được.
3. The Breaking Ruin God
Tương tự như hiệu ứng đầu của The Revived Sky God, The Breaking Ruin God cũng không thể phản hồi. Nó là một lá bài quickplay spell cho phép bạn triệu hồi Obelisk the Tormentor từ tay hoặc nghĩa địa và làm cho nó không bị ảnh hưởng bởi các hiệu ứng của đối thủ trong lượt này. Một Obelisk 4.000 sức tấn công và có thể miễn nhiễm với các lá bài của đối thủ trong cả lượt!?
Ấn tượng hơn, hiệu ứng thứ hai của lá bài này có thể rất hữu ích trong lượt của bạn. Nếu bạn sử dụng một lá bài hiến tế hai hoặc nhiều quái vật cùng một lúc để kích hoạt một hiệu ứng, chẳng hạn như hiệu ứng của Obelisk để hiến tế hai quái thú để Raigeki sân của đối thủ, thì hiệu ứng thứ hai của lá bài sẽ phát huy tác dụng, trục xuất chính nó khỏi nghĩa địa của bạn cùng với tất cả quái thú trong nghĩa địa của đối thủ. Không chỉ vậy, đối thủ của bạn sẽ nhận 500 thiệt hại cho mỗi lá bài bị trục xuất theo cách này.
Lá bài này khá mạnh, nhưng sẽ gặp một số vấn đề khi bạn muốn sử dụng nó. Đầu tiên, bạn phải có Obelisk trong tay hoặc trong nghĩa địa để có thể triệu hồi nó. Thứ hai, bạn cần ít nhất hai quái thú trên sân để có thể sử dụng hiệu ứng thứ hai.
4. Soul Energy MAX!!!
Một lá bài khác liên quan đến Obelisk. Soul Energy MAX!!! là một lá bài bẫy bình thường với hai hiệu ứng. Đầu tiên là một chút khó khăn để bắt đầu vì bạn cần phải có Obelisk trên sân. Bằng cách hiến tế hai quái thú face-up ngoại trừ Obelisk, bạn có thể tiêu diệt tất cả quái thú có thể trên sân của đối phương và gây 4.000 thiệt hại, khiến cho lần tấn công tiếp theo từ Obelisk sẽ kết thúc trận đấu.
Lưu ý: trên lá bài này không chỉ định phải hiến tế quái thú từ phía sân của người chơi nào, nhưng Yugipedia nói rằng chúng phải là quái thú của bạn.
Hiệu ứng thứ hai thì thiết thực hơn; bằng cách trục xuất Soul Energy MAX!!! từ nghĩa địa, bạn có thể search Obelisk - thứ thực sự giúp bạn rất nhiều để kích hoạt The Breaking Ruin God - hoặc bạn có thể tùy chọn triệu hồi bình thường ngay lập tức nếu bạn có đủ nguyên liệu trên sân.
Lá bài này cần các thẻ cụ thể khác để hoạt động. Nhưng trong một bộ bài Obelisk chuyên dụng, thì việc có nó là điều bắt buộc.
5. Rainbow Bridge of Salvation
Một bước đi đúng hướng cho Crystal Beasts, đặc biệt khi chúng vừa có Structure Deck. Rainbow Bridge of Salvation là một lá bài chỉ có thể được sử dụng một lần trong mỗi trận đấu, vì vậy trừ khi bạn có kế hoạch sử dụng Trap Trick, bạn sẽ chỉ nên chơi một bản sao trong bộ bài của bạn. Tuy nhiên, hiệu ứng đầu tiên của nó hơi khó thực hiện, vì bạn cần có hai hoặc nhiều quái thú lv10 trở lên khác nhau trên sân để kích hoạt nó. Hiệu ứng này về cơ bản sẽ đặt lại trận đấu vì nó xáo trộn tất cả các lá bài từ tay, trên sân và nghĩa địa về lại bộ bài của cả hai người chơi và sau đó mỗi người rút lại 5 lá mới. Tôi thậm chí không chắc liệu đây có phải là một ý tưởng hay không vì đối thủ của bạn có thể rút được một tay rất tốt với việc có tất cả tài nguyên và các mảnh kết hợp của họ trở lại bộ bài.
Hiệu ứng thứ hai của lá bài này là hiệu ứng mà chúng ta nên quan tâm. Rainbow Bridge of Salvation có thể trục xuất khỏi nghĩa địa để search một quái thú Crystal Beast, cũng như một field spell, từ bộ bài lên tay. Thông thường, điều này sẽ chỉ phù hợp với bộ bài Crystal Beast. Tuy nhiên, vì Crystal Beast Emerald Tortoise là một quái thú Aqua và Salvation không chỉ định bất kỳ field spell nào, nó thực sự có thể search Primeval Planet Perlereino. Bản thân Emerald Tortoise là một cục tạ, nhưng vì nó là Aqua monster nên nó có thể được sử dụng làm nguyên liệu để fusion Tearlaments Kitkallos.
Vẫn còn phải xem liệu mini engine này có phổ biến hay không. Nhưng nó chắc chắn sẽ khá thú vị.
6. Duel Tower
Duel Tower là một field spell thú vị có thể là một lá bài ru ngủ trong tương lai. Khi bắt đầu giai đoạn Battle, cả hai người chơi tiết lộ một con quái thú từ bộ bài của họ, sau đó trục xuất nó. Quái thú đó cần phải có sức tấn công không phải "?". Người chơi tiết lộ quái thú có sức tấn công cao hơn có thể triệu hồi đặc biệt từ tay một quái thú và có thể tấn công trực tiếp miễn là nó vẫn còn trên sân. Đó là một hiệu ứng thú vị giúp bạn đẩy thêm sát thương hoặc ít nhất giúp bạn có thêm một xác quái thú để sử dụng trong Main Phase 2 của bạn.
Hiệu ứng thứ hai là Dark Hole nhưng bị trì hoãn tới End Phase, và có phạm vi rộng hơn. Trong giai đoạn End Phase của bạn, bạn có thể kích hoạt hiệu ứng thứ hai, và nếu Duel Tower vẫn còn trên sân cho đến cuối lượt tiếp theo của bạn, bạn có thể tiêu diệt tất cả các lá bài trên sân. Ngay cả khi bạn không sử dụng được hiệu ứng này, đối thủ của bạn sẽ phải chơi với số quái thú tối thiểu có thể và phải dừng lại, hoặc họ sẽ buộc phải tìm cách phá hủy Duel Tower thay vì chơi một thứ gì đó có giá trị hơn.
Nhìn chung, nó là một lá bài thú vị có thể chơi. Nó chắc chắn sẽ khiến đối thủ bất ngờ.
7. Link into the VRAINS!
Theo quan điểm của tôi, tôi luôn để dành những gì tốt nhất cuối cùng. Link into the VRAINS! là một lá bài Spell điên rồ có thể sử dụng một lần mỗi lượt, mà tôi ước nó có ở khoảng thời gian Prank-Kids vẫn còn Prank-Kids Meow-Meow-Mu. Nó cho phép bạn triệu hồi đặc biệt một quái thú từ tay với hiệu ứng bị vô hiệu hóa. Khi được triệu hồi, quái thú đó ngay lập tức được sử dụng làm nguyên liệu cho việc triệu hồi Link. Việc triệu hồi sẽ không thể bị phủ nhận và không thể phản hồi vào lệnh triệu hồi đó. Bạn có Aleister the Invoker trong tay, nhưng cũng có tất cả các bản sao của Invocation? Chỉ cần đặt Aleister đó lên sân và đưa nó xuống nghĩa địa sau khi Link summon để sử dụng và tái chế trong cùng một lượt. Bạn đang chơi Magical Musket? Aleister the Invoker muốn lên sân mà không tốn một lần triệu hồi bình thường. Ngay cả Salamangreat cũng có thể hưởng lợi từ lá bài này vì họ có Salamangreat Balelynx.
Có vẻ như tất cả các lá bài ngày nay đều có hiệu ứng thứ hai, và hầu hết chúng đều kích hoạt trong nghĩa địa. Nếu quái thú Link mà bạn điều khiển bị tiêu diệt trong khi bạn có Link into the VRAINS! trong nghĩa địa của mình, bạn có thể nhặt lại một quái thú từ nghĩa địa lên tay mình miễn là nó có cùng loại với quái thú Link đã bị tiêu diệt. Cá nhân tôi thấy rất nhiều tiềm năng cho lá bài này trong các bộ bài dựa vào việc triệu hồi Link và không ngại việc trừ 1 tạm thời của nó.
Bạn thích thú nhất và tin rằng lá bài nào trong số này có tiềm năng? Có bất kỳ ứng dụng khả thi nào khác cho chúng mà bạn nghĩ là đáng đề cập không? Chia sẻ suy nghĩ của bạn trong phần bình luận nhé!
Nguồn: CardMarket
Xem thêm: 20 Lá Bài Yu-Gi-Oh Có Giá Trị Nhất Vào Thời Điểm Hiện Tại
Viết bình luận