[TCG][Archetype] Beetrooper – Đội Quân Côn Trùng

Beetrooper được biết đến là một archetype “độc quyền” của format TCG giới thiệu trong set Dawn Of Majesty (DAMA) và ngay lập tức mang lại luồng gió mới để đưa bộ bài côn trùng trở lại meta. Beetrooper được đánh giá là một tộc bài đem lại sự ổn định hoàn hảo cho combo cơ bản của côn trùng, đồng thời đem lại sự chắc chắn sau khi dàn sân.

I/ Tổng quan về thiết kế

Tộc bài được thiết kế dựa trên côn trùng, hình mẫu chính là xoay quanh những chú ong hoặc bọ cánh cứng, vừa dũng mãnh, to lớn đồng thời trông rất hầm hố khiến cho chúng trông rất ngầu.

  • Beetrooper là những quái thú mang nhiều hệ khác nhau nhưng đa phần là EARTH, tộc Insect.

  • Lối chơi nhanh, combo liên tục để tìm kiếm điều kiện thắng, độ ổn định khá, lên tài nguyên khá nhanh và liên tục. Biểu tượng cho phong cách chơi Combo quen thuộc bên format TCG.

II/ Phát triển lối chơi

  1. Tộc bài Beetrooper chính

Beetrooper Scout Buggy

Beetrooper Scout Buggy

Beetrooper Scale Bomber

Beetrooper Scale Bomber

Beetrooper Assault Roller

Beetrooper Assault Roller

3 lá bài starter, extender cơ bản của hầu hết mọi tộc bài combo (triệu hồi đặc biệt quái thú từ bộ bài, tự triệu hồi khi đạt đủ điều kiện và tự triệu hồi bằng cách banish dưới mộ)

  • Beetrooper Scout Buggy là một starter khá ổn của bộ bài, dù khả năng triệu hồi của cơ động, nhưng đồng thời đó cũng là một điểm không lợi thế lắm vì lá bài này ngoài việc e ngại Ash Blossom & Joyous Spring đồng thời còn sợ thêm cả Ghost Belle & Haunted Mansion.

  • Beetrooper Scale Bomber vừa là một extender, vừa có khả năng phá rối đối thủ với hiệu ứng của mình, khiến đối thủ có thể mất đi 1 xác trên sân.

  • Beetrooper Assault Roller có thể triệu hồi bản thân không tại chain link, có thể dùng để phối hợp với Resonance Insect, một extender đủ để bộ bài vận hành lối chơi.

Beetrooper Light Flapper

Beetrooper Light Flapper

 Beetrooper  Sting Lancer

Beetrooper  Sting Lancer

Heavy Beetrooper Mighty Neptune

Heavy Beetrooper Mighty Neptune

  • Beetrooper Light Flapper mang lại khả năng hồi hàng khi trận đấu kéo dài, nhưng mà những hiệu ứng còn lại cũng không có gì đáng nói khi so với các Beetrooper cấp độ cao hơn.

  • Beetrooper  Sting Lancer là 1 điểm nhấn trong bộ bài, dễ dàng được triệu hồi ra sân bởi hiệu ứng của Giant Beetrooper Invicible Atlas, giúp người chơi thêm lên tay những lá bài Spell/Trap của Beetrooper, và lá bài được nhiều người chọn nhất không gì khác ngoài Beetrooper Fly & Sting, một counter trap khá mạnh sẽ được đề cập ở dưới

  • Heavy Beetrooper Mighty Neptune có thể hồi hàng hiệu quả hơn so với Beetrooper Light Flapper, có sức tấn công khá to, khiến cho những quái thú Beetrooper khác nhận ATK vĩnh viễn theo thời gian trận đấu nếu cứ kéo dài thì lợi thế hoàn toàn có thể nghiêng hẳn về cho Beetrooper.

Beetrooper Armor Horn

Beetrooper Armor Horn

  • Đây chính là tác nhân chính đã đưa bộ bài Beetrooper hoạt động một cách ổn định, mảnh ghép hoàn hảo để gắn vào chuỗi combo rời rạc trước kia của các bộ bài côn trùng. Beetrooper Armor Horn cho bộ bài côn trùng thêm khả năng vận hành khi khắc phục điểm yếu kém cơ động của nó, một extender khá hoàn hảo

Giant Beetrooper Invicible Atlas

Giant Beetrooper Invicible Atlas

  • Chủ lực của bộ bài Giant Beetrooper Invicible Atlas, có khả năng tự bảo vệ khỏi việc bị target và phá hủy bởi hiệu ứng khi nó có từ 3000 ATK trở xuống, và hiệu ứng hiến tế một quái thú Côn trùng mà người chơi điều khiển để Triệu hồi Đặc biệt một quái thú Beetrooper khác từ Bộ bài hoặc nhận được 2000 ATK, một cách giảm các biện pháp tự bảo vệ của nó trong lượt để gây sát thương nhằm dứt điểm đối thủ.

Beetrooper Formation

Beetrooper Formation

Beetrooper Descent

Beetrooper Descent

Có vẻ các lá bài phép của tộc bài không có gì quá nổi trội so với mặt bằng chung.

  • Beetrooper Formation là Field Spell giúp bộ bài đánh hồi hàng lâu dài, đồng thời cũng có thể tạo các Token Monster khi các quái thú Beetrooper trên sân bị phá hủy bởi chiến đấu hoặc hiệu ứng, tạo thêm quái thú trên sân nhằm giúp người chơi có thêm hàng ở giai đoạn sau.

  • Beetrooper Descent đơn giản là một extender phụ của bộ bài khi có thể tạo Token Monster hệ Insect, đồng thời còn có thể phá hủy một lá bài phép, bẫy trên sân nếu cần.

Các lá bài bẫy của tộc bài thì đáng chú ý nhất chính vẫn là Beetrooper Fly & Sting. Còn lại thì trong vài trường hợp vẫn có thể tận dụng.

Beetrooper Squad

Beetrooper Squad

Beetrooper Fly & Sting

Beetrooper Fly & Sting

  • Beetrooper Squad thường được tận dụng trong các trường hợp tăng thêm sức mạnh cho các combo LINK của tộc bài ví dụ như việc hiến tế Heavy Beetrooper Mighty Neptune được triệu hồi trước đó để tạo thêm tận 3 Token Monster, tạo tiền đề của người chơi LINK-3 lên quái thú Seraphim Papillion. Nhưng vì là bài bẫy nên người chơi sẽ ít khi sử dụng, thường có thể dùng để vượt qua những lá bài negate trên sân khó chịu như Infinite Impermanence, Effect Veiler hay thậm chí là Skill Drain.

  • Beetrooper Fly & Sting chính là điểm nhấn nổi bật không kém của tộc bài, một Counter Trap mang lại khả năng hiệu ứng quái thú, còn có thể tự set lại bản thân đồng thời không phải bị loại bỏ như Salamangreat Roar. Người chơi có thể dễ dàng thêm lá bài này lên tay thông qua hiệu ứng của Beetrooper Sting Lancer.

  1. Những lá bài hỗ trợ combo

  • Resonance Insect chính là quái thú có thể gọi là mắt xích quan trọng nhất của combo Insect thông thường, khi vừa mang trong mình hiệu ứng thêm bài lên tay khi bị gửi từ sân xuống mộ, vừa có thể gửi 1 quái thú Insect khác từ bộ bài xuống mộ khi bị banish, và cả hai hiệu ứng đều không bị giới hạn số lần sử dụng, khiến cho độ linh hoạt của bộ bài vận hành cực kì ổn. Đương nhiên nó còn ổn định hơn nữa khi Beetrooper xuất hiện.

  • Doom Dozer có thể dễ dàng được thêm lên tay bởi hiệu ứng của Resonance Insect, điều kiện triệu hồi của lá bài này là banish 2 quái thú Insect dưới mộ, đáng nói hơn là Resonance Insect sẽ phát huy hiệu ứng kế của bản thân khi bị banish nên đây cũng là một mảnh ghép khó thể thiếu trong combo.

  • Gokipole sẽ phát huy khả năng của mình vẫn bằng khả năng thứ 2 của Resonance Insect, vừa có thể thêm lên tay những lá bài nhằm follow up cho lượt sau vừa, vừa có thể thêm lên những mảnh ghép nhằm tiếp tục combo để dàn được trên sân các disrupt và xác to khó chịu.

Battlewasp từng là một tộc bài côn trùng khuynh đảo giới bài thủ trước khi Beetrooper ra mắt, lối chơi cũng là nằm ở khả năng gọi nhiều quái thú ra sân để thực hiện combo, nhưng khác ở chỗ Battlewasp thường sẽ Synchro Summon. Nên việc Beetrooper ra mắt thì người chơi đã nghĩ ngay đến Battlewasp, tộc bài hỗ trợ khả năng gọi bầy đàn nhằm giúp bài thủ triệu hồi LINK ra các quái thú mạnh mẽ như Giant Beetrooper Invicible Atlas.

  • Battlewasp – Sting the Poison có thể là lá bài hoàn hảo để bắt đầu combo, vừa có thể tận dụng để gây phá rối trên sân với khả năng negate của bản thân.

  • Battlewasp – Pin the Bullseye thường sẽ được thêm lên tay thông qua hiệu ứng của Battlewasp – Sting the Poison để giúp người chơi tạo thêm tài nguyên trên sân để triệu hồi LINK. Độ cơ động của lá bài còn nằm ở chỗ nó có thể tự triệu hồi đặc biệt dù trên sân chỉ có Battlewasp – Pin the Bullseye (không bị “except” chính nó)

  • Battle – Arralest the Rapidfire thường sẽ được thêm lên tay thông qua Gokipole, sau đó tận dụng hiệu ứng của Beetrooper Armor Horn để triệu hồi thường lá bài này, sau đó kéo thêm 1 quái thú côn trùng dưới mộ, lúc đó người chơi có thể yên tâm về số lượng tài nguyên trên sân dư sức để triệu hồi LINK.

Inzektor Picofalena

  • Inzektor Picofalena thường được sử dụng để người chơi dễ dàng gửi đưởi Resonance Insect từ trên sân xuống mộ (Equip Card rời sân sẽ được tính là bị sent from the field) nên đây cũng là mảnh combo không thể thiếu, đôi lúc người chơi còn có thể tận dụng hiệu ứng hồi hàng và rút bài của nó, một hỗ trợ không thể nào hoàn hảo hơn trong combo của Beetrooper

Seraphim Papillion

  • Seraphim Papillion với điều kiện triệu hồi dễ dàng đồng thời còn có thể kéo một chú côn trùng dưới mộ lên nhưng mà 2 hiệu ứng của lá này chỉ được sử dụng 1 hiệu ứng 1 lần 1 lượt nên đây không phải mảnh combo của bộ bài nhưng đây là một con boss cần có trên sân khi kết thúc combo, với khả năng của mình Seraphim Papillion có thể gọi lại những quái thú Insect được sử dụng trong đợt combo lượt trước như Battlewasp – Sting the Poison (Mang lại 1 lần negate quái thú có hiệu ứng của đối phương) hay Beetrooper Scale Bomber (Mang lại 1 lần phá hủy tài nguyên trên sân của đối phương).

III/ Combo cơ bản

  1. Resonance Insect + 1 extender hệ Insect + 1 free card

Ở đây mình sẽ lấy ví dụ 1 Resonance Insect + 1 Battlewasp Bullseye

  • Chi tiết combo: https://www.duelingbook.com/replay?id=857476-36592127

  • Endboard: 1 Giant Beetrooper Invicible Atlas + 1 Seraphim Papillion + 1 Beetrooper Fly & Sting

  1. 3 monsters Insect bất kì trên sân + 1 free card

Ở đây mình sẽ lấy ví dụ 1 Beetroople Scout Buggy + 1 Beetrooper Scale Bomber + 1 free card

  1. 3 monsters Insect bất kì trên sân + 1 free card

Ở đây mình sẽ lấy ví dụ Battlewaps – Sting the Poison + Beetrooper Descent

IV/ Tổng quan về lối chơi và phong cách đánh

"Beetrooper" là một bộ bài combo với nhiều quái thú hệ Insect khác nhau và xây dựng lối đánh hướng tới những con quái thú trùm đáng gờm. Hầu hết các quái vật Beetrooper có hiệu ứng tập trung vào việc Triệu hồi Đặc biệt bản thân hoặc các quái thú "Beetrooper" khác. Ví dụ như Beetrooper Scout Buggy. Khi triệu hồi thường hoặc đặc biệt Beetrooper Sting Lancer người chơi có thể thêm 1 Spell/Trap Beetrooper từ Bộ bài lên tay. 

Phong cách chơi này cũng được tạo điều kiện thuận lợi bằng việc tập trung vào việc Triệu hồi Quái thú Token thông qua hiệu ứng của các bài phép và bẫy khác nhau cả trong và ngoài tộc bài; chẳng hạn như Beetrooper Descent, Beetrooper Formation, Beetrooper Squad và Multiplication of Ants.

Quái thú “trùm” của tộc bài là quái thú LINK-4 Giant Beetrooper Invicible Atlas, có khả năng tự bảo vệ khỏi việc bị target và phá hủy bởi hiệu ứng khi nó có từ 3000 ATK trở xuống, và hiệu ứng hiến tế một quái thú Côn trùng mà người chơi điều khiển để Triệu hồi Đặc biệt một quái thú Beetrooper khác từ Bộ bài hoặc nhận được 2000 ATK, giảm các biện pháp bảo vệ của nó trong lượt để gây sát thương.

Các quái vật khác cho tộc bài bao gồm quái thú trong Main Deck Cấp độ 8 mới, Heavy Beetrooper Mighty Neptune, được Triệu hồi Đặc biệt từ tay bằng cách trả lại 3 quái thú Côn trùng đã bị trục xuất (banish) vào bộ bài, sức sống dai dẳng nhờ khả năng trở lại sân nếu bị tiêu diệt hoặc trục xuất bởi đối thủ. Còn có thể tăng 1000 ATK vĩnh viễn cho quái thú Côn trùng trong End Phase.

Cũng như Quái vật Dung hợp Cấp 11, Ultra Beetrooper Absolute Hercules, yêu cầu 4 quái thú Côn trùng làm Vật liệu Dung hợp, không bị ảnh hưởng bởi tất cả các hiệu ứng khác cho đến khi kết thúc lượt tiếp theo của người chơi, còn có thể Triệu hồi Đặc biệt một quái thú Côn trùng có từ 3000 ATK trở xuống từ Nghĩa địa vào the End of Battle Phase, dù mạnh vậy nhưng nguyên liệu quá nhiều nên thường không được người chơi trọng dụng lắm.

V/ Đánh giá của người viết

  1. Điểm mạnh

  • Khả năng combo dễ dàng, độ liên kết khá ổn

  • Sự phối hợp đồng đều của hệ Insect nếu được tận dụng tốt khiến việc combo dễ dàng hơn bao giờ hết.

  • Có backup và follow up ổn

  1. Điểm yếu

  • Dễ bị khắc chế bởi handtrap nếu bài trên tay không đủ đẹp

  • Tương đối khó đánh với bộ bài khác có phong cách chơi Trap kiểm soát lâu dài (Eldlich, Subterror, Pure Traptrix,…)

  • Độ ổn định chỉ ở mức khá dù là bộ bài combo

  1. Tổng kết

  • Tấn công: 8/10 – Có những quái thú chủ lực sức mạnh lớn, khả năng kiểm soát nhịp độ trận đấu tốt.

  • Phòng thủ: 7/10 – Những quái thú chủ lực có khả năng chống bị tiêu diệt, cộng hưởng với sự khó chịu của những lá bài bẫy.

  • Độ ổn định: 6/10 – Yêu cầu combo thường sẽ là 3 quái thú côn trùng trên sân cũng là một thử thách lớn, không thể stater và vận hành combo chỉ với 1 lá bài.

  • Hồi tài nguyên: 5/10 –  Khả năng này chỉ dừng ở mức tạm ổn

  • Tính linh hoạt 7/10 – Phối hợp tốt và đồng đều trong những tộc bài mang hệ Insect.

IV/ Một số bộ bài tham khảo

Beetrooper Battlewasp

Beetrooper Battlewasp Traptrix

Viết bình luận