[Tổng Hợp Trivia Tháng 04/2024] Con Mắt Thứ Ba Của Nữ Thần Hindu Giáo
Sau bài viết tháng trước đưa độc giả về thời kỳ Hy Lạp trung đại nơi mạng người được coi là rẻ mạt nhất, nơi nỗi thống khổ của người dân được ví như trò đùa tiêu khiển của vua chúa, thì bài viết lần này sẽ mang tới những nét văn hóa phương Đông. Một mảnh văn chương của Nhật Bản và 1 vị thần mang trong mình cả 1 nét tâm linh của Ấn Độ sẽ đưa độc giả quay lại với những điều thú vị. Nếu bạn thấy mình là 1 bài thủ có đam mê với cả những ẩn số sau những lá bài, xin chúc mừng, bài viết này dành cho bạn!
1: Theo Sau Dấu Chân Cha
Một cái tựa đề lạ lùng nhưng không khỏi gây ra những tò mò cho người đọc về 1 lá bài có thật trong Yugioh. Cuối tháng 01/2024, trong set Legacy of Destruction, 1 lá bài có cái tên ngộ nghĩnh xuất hiện: In Papa’s Footstep mang đến 1 khung cảnh bình yên nơi xứ tuyết Nhật Bản.
Người con theo dấu chân cha trong khu rừng bạch tuyết (In Papa's Footsteps)
Trong khung cảnh, 2 người đang nối đuôi nhau trên trảng dài toàn tuyết trắng của Nhật Bản. Họ là 2 cha con đang đi vượt qua khu rừng “bạch tuyết” với ánh mắt hào hứng và đầy niềm vui. Người cha đi trước vẫy tay thôi thúc con mình tiến lên phía trước, trong khi cậu bé đằng sau đang bám theo từng bước chân to lớn của người cha đáng kính. Những bước chân nhỏ nhưng đầy cố gắng đi theo những vết chân người cha đi trước để tránh bị trượt nếu giẫm phải tuyết trơn. Trên lưng họ, những tấm “áo mưa” tránh tuyết được đội lên như thúc giục họ nhanh chân đi về nhà.
Hình ảnh đầy yên bình và trong lành đó tưởng chừng chỉ nhắc người đọc về 1 vùng quê yên ả Nhật Bản, hóa ra, nó còn mang nhiều ý nghĩa hơn như vậy. Cậu bé với chiếc áo rơm tránh tuyết ấy thực chất đang mô phỏng lại Yukinko - 1 loài thực thể với hình hài là 1 cậu bé đi trong cơn mưa tuyết với chiếc áo rơm hệt như trong phác hoạt của In Papa’s Footstep. Cái tên Yukinko phiên dịch ra trong tiếng Anh chính là có nghĩa Snow Child (tạm dịch: Cậu bé tuyết). Các ghi chép về Yukinko chưa có nhiều, tuy nhiên người ta tin rằng sẽ dễ dàng bắt gặp Cậu bé tuyết trong những khu rừng tuyết vào ban đêm và cậu bé thường sẽ trêu chọc để lừa gạt mọi người đi qua.
Cậu bé tuyết trong văn hóa Nhật Bản (nguồn: Internet)
Chưa hết, điều thú vị còn đến từ cái tên của thẻ bài này. Trong tiếng Nhật, cái tên gốc là Yukigutsu no Ato Ou Hitotsu Mata Hitotsu (Tạm dịch: Snow Boots, One Following their Tracks, and Another). Đây chính là cách chơi chữ theo 1 thể thơ ngắn trong văn học Nhật Bản có tên là Haiku. Thể thơ này được chia làm 3 đoạn, với số lượng âm ở mỗi đoạn lần lượt sẽ là 5-7-5 chơi chữ với nhau ở cuối vần. Đây chính là 1 hình thức gần giống với thể thơ lục bát của Việt Nam với những câu 6-8 đan xen. Có lẽ, chính vì mang trong mình 1 nét văn hóa đồ sộ như vậy, mà hiệu ứng của thẻ bài này cũng phỏng theo chính thể thơ vậy. Người chơi phải loại bỏ 5 lá bài ở dưới nghĩa địa ra ngoài trò chơi, và nếu khu vực ngoài trò chơi có nhiều hơn 7 lá bài, thì đối phương cũng sẽ phải loại bỏ 5 lá bài từ nghĩa địa của họ. Quả là độc đáo phải không?
2: Con Mắt Thứ Ba Của Nữ Thần Hindu Giáo
Gần 25 năm về trước, khi mà Yugioh chỉ vừa mới xuất hiện với những cách chơi nguyên thủy và sơ khai nhất, có 1 lá bài xuất hiện và đến giờ vẫn chưa được giải mã. Ngày 01/12/1999, trong set Booster 6, giữa những lá bài mà sau này đã được chuyển hóa thành niềm cảm hứng để tạo ra những lá bài Yugioh hiện đại, có 1 thẻ bài xuất hiện với cái tên “Goddess with the Third Eye”. Trong phác họa, 1 nữ thần trẻ tuổi đang làm phép như thể chuẩn bị ban phước lành. Nhưng trên hết, người ta chú ý tới bà với ánh mắt thứ 3 lừng lững trên trán. Ánh mắt ấy mở to như đang muốn nhìn thấu tâm can người đối diện.
Nữ thần với con mắt thứ 3 ra đời cách đây đã 25 năm (Goddess with the Third Eye)
Thực tế, trong ¼ thế kỷ qua, chưa từng có bất kỳ giải mã nào về phác họa của nữ thần với con mắt thứ 3 đầy bí ẩn này. Bà là ai, sức mạnh của bà đại diện cho điều gì, thì chưa từng được Konami công bố. Tuy nhiên, khi nhắc tới 1 vị nữ thần 3 mắt, người ta nhắc ngay tới 1 biểu tượng trong đạo Hindu giáo, 1 vị thần được xếp vào hàng tối cao của tôn giáo này, đó chính là nữ thần Shiva. Nữ thần Shiva được tôn vinh như là hình thức sơ khai nhất của thượng đế và đại diện cho sự sáng tạo, một sự khởi đầu mới, sự bảo quản và tiêu hủy. Trên hết, bà là thượng đế nổi tiếng với con mắt thứ 3 trên trán mình. Con mắt ấy đại diện cho ngọn lửa trần gian đi cùng với cặp mắt tượng trưng cho trời đất dường như khiến ngài có thể nhìn thấu hồng trần và soi rọi nhân gian. Ở cấp độ cao nhất, Shiva được xem như vô hạn, siêu việt, bất biến và vô tướng vô hình. Shiva có rất nhiều hình thức vừa nhân từ vừa gây kinh sợ.
Nữ thần Shiva trong văn hóa Hindu giáo (nguồn: Internet)
Có nhiều ghi chép về Shiva và sự tôn thờ tột cùng của người dân theo tôn giáo này. Shiva là 1 trong 3 tam thần được mệnh danh là trimurti gồm có thêm Brahma là thần sáng tạo, và Vishnu là thần bảo vệ còn Shiva đóng vai trò ở đây là thần hủy diệt nhằm cân bằng với nhóm trimurti này. Truyền thuyết kể lại rằng, việc tập hợp của tam thần trimurti xuất phát từ việc trước đây Vishnu và Brahma có mâu thuẫn với nhau về thứ hạng cao nhất trong vũ trụ, và nó chỉ kết thúc khi ngọn lửa rực cháy của Shiva xuất hiện và ngưng đi cuộc cãi vã này. Tam thần hợp thể lại và tạo ra căn nguyên của Hindu giáo ngày nay. Các thuộc tính biểu tượng của Shiva là con mắt thứ ba trên trán, con rắn Vasuki quanh cổ, trăng lưỡi liềm trang hoàng, sông thánh Ganga (Sông Hằng) chảy từ mái tóc rối bù của mình, với vũ khí là Trishula (đinh ba) và nhạc cụ là damaru (một loại trống lắc).
Tam thần Trimurti theo thứ tự Brahma - Vishnu - Shiva từ trái sang (nguồn: Internet)
Tại Việt Nam nói riêng và các quốc gia Đông Nam Á nói chung, đều có 1 cộng đồng văn hóa tôn thờ thần Shiva. Điển hình như văn hóa trong kho tàng nghệ thuật điêu khắc Champa, tượng thần Shiva có vai trò quan trọng và chiếm số lượng lớn thể hiện ngay cả trên bi ký. Văn hóa Chăm luôn tồn tại ở đó dù cho trải qua nhiều thay đổi, dù đôi khi có phai mờ do chiến tranh hay các cuộc xung đột, thì nữ thần Shiva vẫn luôn ở đó trường tồn với thời gian.
Viết bình luận