Top 30 Lá Bài Tệ Nhất Trong Lịch Sử Yu-Gi-Oh

Yu-Gi-Oh đã đi được hành trình dài gần 30 năm tuổi đời, và trong cuộc hành trình dài đó đã sản sinh ra nhiều lá bài với sức mạnh đáng sợ. Người ta kinh sợ những Dragon Ruler với điều kiện Summon dễ và sức mạnh cơ bắp cực nhanh, Spellbook of Judgment +5, Firewall Dragon spam hàng tỉ body,......Nhưng ngày hôm nay chúng ta sẽ không nói đến những card mạnh nhất, mà hãy đến với những thứ đối nghịch, những card cực tệ mà bạn không bao giờ muốn có mặt trong bộ bài của mình.

Xem thêm: Top 10 Lá Bài Tiêu Biểu Của Giải European Yu-Gi-Oh Championship 2022

30. Shien's Spy

Shien's Spy

Trao cho đối thủ quyền sở hữu 1 lá bài của bản thân, hiệu ứng khá khó dùng và cũng không quá mạnh mẽ khi là card -2. Bạn có thể trao cho đối thủ những monster có sức công thấp sau đó đấm qua để gây nhiều thiệt hại, nhưng trong trường hợp đó thì Creature Swap lại tỏ ra hữu dụng hơn nhiều.

29. Lucky Punch

Lucky Punch

1 lần mỗi lượt, khi quái thú đối phương tấn công, Lucky Punch cho phép bạn lật 3 đồng xu và nhận hiệu ứng tương đương với số mặt ngửa. Với toàn bộ đều là mặt ngửa thì bạn được phép rút 3 lá bài, nhưng nếu tất cả là sấp thì bạn tự destrpy Lucky Punch. 3 card rút nghe thì cũng khá kinh khủng, nhưng tỉ lệ ra được cả 3 mặt ngửa là khá thấp, còn nếu là 3 mặt sấp thì bạn vừa tự tặng cho bản thân 6000 thiệt hại, nghe qua cũng đã có thể thấy nó khá tai hại rồi.

28. Jar Robber

Jar Robber

Chỉ cần đọc qua Jar Robber cũng đủ khiến bạn hiểu vì sao lá bài này lại vô dụng, bởi vì hiện tại làm gì có Pot of Greed cho bạn sử dụng nữa ? Jar Robber hiện tại hoàn toàn không có tác dụng gì ngoài việc chiếm 1 vị trí trong album của các nhà sưu tầm card cổ.

27. Nanana

Nanana

Tăng 700 sức công và thủ cho 1 quái thú có rank hoặc level 7. Restrict chỉ sử dụng cho level 7 khiến lá bài này không quá được ưa chuộng, vì có nhiều card dễ sử dụng và restrict nhẹ nhàng hơn hẳn như Rush Recklessly hoặc Mage Power.

26. Pyro Clock of Destiny

 Pyro Clock of Destiny

Tăng turn count thêm 1. Hiệu ứng khá ngớ ngẩn và niche, và hầu như chỉ có thể sử dụng để đẩy nhanh tốc độ của Final Countdown, nhưng hiện tại lá bài này đang bị limit và Pyro Clock cũng không hiệu quả bằng Mystic Mine hoặc Waboku.

25. Gamble

Gamble

Đúng với tên gọi của mình, Gamble là 1 canh bạc thực sự, khi mà bạn có thể comeback cực mạnh hoặc thua ngay lập tức. Quá mạo hiểm là lí do Gamble có 1 vị trí trong danh sách này.

24. An Unfortunate Report

An Unfortunate Report

Nếu bạn là 1 người có máu M thì có lẽ lá bài này hợp với bạn, còn không hãy để nó tránh xa bộ bài của bạn ra. Cho phép đối thủ thực hiện 2 lần battle phase chẳng khác nào bạn đang đi 1 nước đi tự sát trong trò chơi này cả, khi mà gấp đôi battle phase cũng có nghĩa là gấp đôi lượng sát thương bạn phải nhận.

23. Card Shuffle

Card Shuffle

Bỏ ra 300 LP để xào lại bộ bài 1 lượt. 300 LP là cái giá khá nhỏ, nhưng việc xào lại bộ bài hoàn toàn không mang ý nghĩa gì nhiều lắm, khi đó cũng chỉ là thay đổi 1 lá bài ẩn bạn sẽ rút sang lá bài ẩn khác. Tất nhiên bạn có thể sử dụng Convulsion of Nature để biết trước top deck, nhưng chơi 2 lá bài tầm thường cho 1 combo tầm thường không phải ý tưởng hay ho gì cho cam.

22. The Gift of Greed

The Gift of Greed

Cho phép đối thủ bốc 2 card mới, cơ bản là 1 move -3 về card advantage. Bạn có thể dùng The Gift of Greed trong 1 vài deck mill, nhưng thường sẽ có những option khác đáng sử dụng hơn.

21. White Hole

White Hole

Lá bài này phụ thuộc vào việc đối thủ có sử dụng Dark Hole hay không, và ngay cả khi đối thủ có sử dụng Dark Hole, hiệu ứng chống chết của White Hole cũng tỏ ra khá nhạt nhòa khi có nhiều lá bài khác chống chết mạnh hơn.

20. The Inexperience Spy

The Inexperience Spy

Nhìn 1 tay duy nhất của đối thủ. Tôi không biết các bạn thế nào, nhưng nếu cần phải kiểm tra tay của đối thủ, tôi sẽ chọn engine Neo-Spacian hoặc đơn giản là chơi The Eye of Truth, ít ra những lá bài kể trên còn cho phép người chơi nhìn toàn bộ tay đối thủ.

19. Boar Soldier

Boar Soldier

Yu-Gi-Oh đã từng có thời kì mà các monster có ATK 2000 trở lên và level 4 sẽ mang những Restrict khá nặng nề. Boar Soldier là ví dụ điển hình nhất, tự chết khi được Normal Summon và nếu đối thủ điều khiển quái vật Boar Soldier tự mất đi 1000 ATK. Quá yếu khi mà chúng ta đã có những lá như Gene Warped Warwolf, 2000 công và không có hiệu ứng có hại.

18. Card of Sanctity

Card of Sanctity

Nếu bạn đến với Yu-Gi-Oh qua bộ truyện Duel Monster đầu tiên, chắc hẳn bạn sẽ nhớ Bảo Bối Trời Cho cho phép người chơi rút đến khi đủ 6 lá. Phiên bản thực của nó lại khá tệ. tự loại bỏ toàn bộ hand và field chỉ để rút cho đến khi có 2 lá trên tay.

17. Dark Sage

 Dark Sage

Lý do Dark Sage có 1 vị trí trong danh sách này nằm ở điều kiện triệu hồi quá lằng nhằng và khó khăn của nó. Hiệu ứng nhặt lại 1 Spell Card khá mạnh, nhưng việc phải chơi Time Wizard, Dark Magician, dựa vào may mắn để thực hiện hiệu ứng của Time Wizard khiến cho Dark Sage trở thành 1 trong những card tệ nhất trò chơi.

16. Sparks

Sparks

Gây 200 SÁT THƯƠNG cho đối thủ. Thật tuyệt vời, bạn cần phải kích hoạt thêm có 40 cái Sparks nữa để chiến thắng thôi. Lượng Burn bèo bọt đến mức vô dụng, còn nếu bạn thực sự muốn burn đối thủ tới chết, Tremendous Fire hoặc Cauldron of the Old Man sẽ tốt hơn đấy.

15. Dancing Elf

Dancing Elf

Đơn giản là level 1 normal monster có sức công quá thấp đã ra mắt từ lâu. Chỉ tiếc là artwork của Dancing Elf khá đẹp, nên người viết mong rằng Konami có thể làm phiên bản mới của lá bài này hoặc archetype riêng hỗ trợ như Skull Servant.

14. Dark Artist

Dark Artist

Yu-Gi-Oh thời kì đầu thường có những hiệu ứng có hại khá ngớ ngẩn. Dark Artist mang 1 lượng DEF khá thấp là 1400, nhưng lượng DEF này còn giảm thêm nếu battle với 1 quái thú hệ Light. Công thủ yếu, hiệu ứng tự gây hại cho bản thân, không khó hiểu tại sao Dark Artist lại có mặt ở đây.

13. Darkness Approaches

Darkness Approaches

Darkness Approaches khá thú vị khi đã từng là lá bài duy nhất đưa quái thú vào thế công úp được, tuy nhiên việc bị Errata vào đầu Link Format đã loại bỏ tương tác này. Việc discard 2 lá bài để úp 1 card khá tệ, khi mà bạn có Book of Moon có thể làm việc này với cái giá miễn phí.

12. The Humble Sentry

The Humble Sentry

Trước đây Konami khá thích việc làm những Troll Card dựa theo card bị ban, và Humble Sentry là phiên bản dởm của The Forceful Sentry. Cho đối thủ xem tay và tự shuffle 1 tay về bộ bài là nước đi khá ngớ ngẩn, nên 1 vị trí trong danh sách này là cực kì xứng đáng.

11. Perfectly Ultimate Great Moth

Perfectly Ultimate Great Moth

Trường hợp thậm chí còn tệ hơn cả Dark Sage. Điều kiện Summon quá khó và nhận lại chỉ là 1 cái Beatstick công 3500 không hiệu ứng, Great Moth xứng đáng có được vị trí này.

10. Gate Guardian

Gate Guardian

Great Moth đã tệ thì Gate Guardian còn tệ hơn, vẫn là điều kiện summon khó cho 1 quái thú ngoài to ra thì chẳng có gì mạnh. Để làm cho Gate Guardian tệ hơn, thì 3 quái thú bạn cần dùng để ra Gate Guardian đều là những quái thú khá ổn, nên việc ra Gate Guardian không khác gì đổi vàng sang rác.

9. Hungry Burger

Hungry Burger

Vấn đề chung của các quái thú Ritual đời đầu là chúng đều rất tệ, nhưng Hungry Burger thì là tệ nhất. Sức công thấp cho việc phải dùng quá nhiều nguyên liệu do cơ chế Ritual khiến Hungry Burger có vị trí trong danh sách trên.

8. Elemental Hero Neo Bubbleman

Elemental Hero Neo Bubbleman

Lại 1 trường hợp triệu hồi thì khó mà hiệu ứng thì tệ. Mất Bubbleman và Metamorphosis cho lá bài này (chưa tính tới việc Metamorphosis đang bị ban) trong khi bạn có thể biển Bubbleman thành mọi Fusion Lvl 4 khác, không hay cho lắm.

7. Red-Eyes Black Metal Dragon

Red-Eyes Black Metal Dragon

Ngắn gọn là 1 con RE gốc lắp Metalmorp mạnh hơn Black Metal Dragon, nên bạn chẳng có lí do gì để chơi lá bài này cả.

6. Pot of Generosity

 Pot of Generosity

Card -3 về card advantage, nhưng khác với The Gift of Greed, nó chẳng phù hợp với bất cứ deck nào cả.

5. Cold Feet

Cold Feet

Lại 1 troll card khác mà Konami làm ra, lần này là troll card của Cold Wave. Tự khóa bản thân khỏi sử dụng Spell Trap là 1 nước đi cực kì tệ hại mà bạn hoàn toàn không muốn làm. 

4.Swordsman from a Distant Land 

Swordsman from a Distant Land 

Đấm xong 5 turn sau mới chết, nghe qua thì tưởng như là chuyện đùa nhưng đó chính xác là cách Swordsman hoạt động. Effect destroy 1 quái bị động là ổn, nhưng việc phải chờ 5 turn thì có lẽ quái thú đó đã biến mất khỏi sân đấu từ lâu rồi.

3. Zone Eater

Zone Eater

Cùng mang effect như Swordsman from a Distant Land, nhưng công thủ thấp hơn nên vị trí của Zone Eater cao hơn 1 chút

2. Fusionist

Fusionist

Fusion là 1 mechanic -2, và trừ 2 để ra 1 lá bài như Fusionist thì thà bạn giữ nguyên liệu còn hơn. Sức công quá bé và không có hiệu ứng, ít ra Fusionist cũng là 1 target cho Instant Fusion cho các deck rank 3, 1 chút cứu vớt cuộc đời cho chú mèo này.

1. Larvae Moth

Larvae Moth

Larvae là phiên bản tệ hơn của Great Moth. Ít ra Great Moth cũng cho bạn 1 monster khá to để đánh nhau, còn con nhộng với sức công 500 này thì không rõ sẽ đánh được ai đây. Điều kiện triệu hồi là tribute Petit Moth lắp Cocoon of Evolution, để ra 1 quái thú vỏn vẹn 500 công và 400 thủ, không khó hiểu tại sao Larvae Moth lại đứng đầu danh sách đáng xấu hổ này.

Xem thêm: Top 14 Card Side Deck Tốt Nhất Mọi Format

Nguồn: Hobbylark

Viết bình luận