[TRIVIA] Tổng Hợp Tháng 03/2024: Con Bò Đồng Của Bạo Chúa Thành Athens

Tín ngưỡng, văn hóa, mê muội và trừng phạt chính là những từ điểm nhấn cho bài viết trivia của tháng này. Những câu chuyện trong thần thoại loài người, hay những điển tích có thật về 1 thời kỳ mê muội trong kỷ nguyên đen tối của nhân loại chắc chắn sẽ đưa chúng ta tới những miền cảm xúc khác nhau hôm nay. Thật tình cờ, những câu chuyện ấy, đều được gắn vào những loài vật trong cổ tích xa xưa!

1: Con Rồng Nuốt Chửng Mặt Trăng Của Người Philippines

Cũng giống như rất nhiều chủng người cổ trên thế giới, người Philippines xa xưa tin rằng, những hiện tượng lạ lùng của thiên nhiên đều bắt nguồn từ những vị thần hoặc các loài vật có sức mạnh làm thay đổi càn khôn nhân loại. Một trong số đó có câu chuyện về 1 loài rồng cổ mà người ta tin rằng có thể nuốt chửng mặt trăng vào bụng dẫn đến sự xuất hiện của rất nhiều hiện tượng thiên nhiên như là nguyệt thực, động đất, mưa hoặc thủy triều. Các sự kiện thiên nhiên như vậy hầu hết đều có những mối tương quan tới mặt trăng, và con rồng cổ đại này được coi như là nguyên nhân đổ lỗi bởi nó được tin rằng có thể ăn mất mặt trăng khỏi bầu trời. Con rồng ấy có tên là Bakunawa.

Bakunawa trong văn hóa người Philippines (nguồn: Internet)

Theo văn hóa dân gian Philippines, Bakunawa là một loài rồng thân rắn khổng lồ sống ở những nơi mà con người không bao giờ chạm tới được như là trên bầu trời, dưới lòng đại dương hay tận cùng lòng đất. Nó được mô tả là có 1 chiếc đuôi tròn cuộn và có 1 chiếc sừng trên đầu nhọn hoắt. Hệ thống lịch phong thủy của người Philippines được xây dựng theo sự di chuyển đầy năng lượng của con rồng khổng lồ này. Chính vì có ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa của người dân Philippines, nên không khó để nhận ra Bakunawa được dùng làm cảm hứng cho các tác phẩm nghệ thuật trưng bày hay vũ khí như chuôi kiếm hay đầu thuyền buồm. Đặc biệt, nó được coi như là 1 phần của nghi lễ hiến tế của tộc người babaylan - vốn là pháp sư ngụ cư trên các hòn đảo nhỏ Philippines. Bakunawa cũng được so sánh tương đồng với 1 cặp vợ chồng thần rắn trong đạo Phật là RahuKetu - những á thần xuất hiện trong việc nuốt chửng mặt trăng của Ấn Độ.

Cặp vợ chồng thần rắn trong đạo Phật tương đồng với Bakunawa (nguồn: Internet)

Truyền thuyết của Bakunawa về việc ăn mặt trăng có nhiều biến thể. Trong đó, nổi bật nhất có thể kể đến qua văn hóa của người Cebuanos - tộc người lớn mạnh và lâu đời nhất của Philippines. Theo đó, đấng tối cao của họ là Bathala đã tạo ra 7 mặt trăng nhằm soi sáng nhân loại. Bakunawa từ dưới đáy biển bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của các mặt trăng đã trồi lên và nuốt chửng chúng, khiến cho Đấng Bathala tức giận và coi nó là 1 kẻ thù tận diệt. Từ đó, người dân thường xuyên vác nồi, niêu, xoong, chảo ra đường và gõ vào nhau tạo tiếng động long trời lở đất nhằm xua đuổi Bakunawa khỏi trồi lên từ đáy biển. Một số người khác thì thổi những giai điệu du dương nhẹ nhàng nhằm ru con rồng khổng lồ này chìm vào giấc ngủ, từ đó sẽ dễ dàng tiêu diệt nó hơn. Đó cũng như là khát khao của người dân về mẹ thiên nhiên ưu ái, mùa màng bội thu và không có tai ương nào kéo đến.

Ngư dân Philippines dùng nồi, xoong để chống Bakunawa (nguồn: Internet)

Ghi nhận cho 1 nét văn hóa độc đáo đó của người dân xứ sở cá ngừ, 1 con rồng lai rắn đang lao lên từ dưới đáy biển như đang muốn nuốt chửng cả mặt trăng đã được thiết kế sinh động và chân thực hơn bao giờ hết trong Yugioh. Không khó để nhận ra Bakunawa với ánh mắt khao khát mặt trăng, cùng cái tên Vagnawa, the Moon-Eating Dragon đang tái hiện lại cả 1 nền văn tư tưởng của người dân Philippines xưa nay.

Con rồng nuốt chửng mặt trăng được khắc họa vào Yugioh (Vagnawa, the Moon-Eating Dragon)

2: Con Bò Đồng Của Bạo Chúa Hy Lạp

Khoảng ba mươi thế kỷ trước tại Hy Lạp, khi mà quyền và tính mạng con người chỉ là trò tiêu khiển của vua chúa, sử sách có ghi chép lại 1 điển tích thế hiện cho sự thống trị của những kẻ bạo chúa…

Bấy giờ ở thành Athens có 1 thợ đúc đồng nổi tiếng có tên là Perilaus. Ông đã đúc ra 1 cỗ máy tra tấn tù binh nhằm dâng lên cho chúa Phalaris thể hiện lòng thành của mình. Thiết kế của cỗ máy này vô cùng man rợ khi có hình dáng là 1 con bò to lớn được đúc bằng đồng thau với 1 cái bụng rỗng. Cái bụng rỗng này sẽ là nơi nhét tù binh hoặc tội phạm vào trong và khóa kín lại. Bên dưới bụng con bò, lửa sẽ được đốt nóng để “thiêu sống” kẻ xấu số nào bị nhét vào bên trong. Hình thức tra tấn và tử hình này được tăng độ dã man khi nối 1 chiếc ống thở từ trong bụng ra ngoài miệng bò. Kẻ bị thiêu sống vì không chịu được độ nóng khủng khiếp sẽ phải hít thở qua ống này, và vô tình sẽ tạo ra âm thanh rên rỉ hệt như là 1 con bò đang kêu. Tài liệu còn ghi chép lại rằng, các bạo chúa còn tẩm ướp sẵn gia vị để đánh lừa các quan khách đến chơi rằng đó là thịt bò chứ không phải thịt người. Cao hơn cả, sự dã man tột độ nằm ở lòng người, khi bạo chúa Phalaris dùng nó như là 1 trò đùa tiêu khiển để chiêu đãi khách.

Perilaus bị hành quyết bởi chính vật phẩm của mình (nguồn: Internet)

Ngay sau khi được Perilaus biếu tặng, Phalaris đã thử nghiệm bằng cách sai quân lính nhốt chính Perilaus vào trong. Lửa được châm, và cả con bò đỏ rực lên vì sức nóng của ngọn lửa tận diệt. Tiếng bò rên rỉ vang lên trước sự hò reo, phấn khích và vỗ tay của bạo chúa cũng như tất cả những ai chứng kiến. Không chỉ có Perilaus, những cuộc vui sau này cũng được dùng chính mạng người làm trò tiêu khiển hệt như vậy. Mãi về sau, khi quân đội của Phalaris thất sủng, Phalaris mất nước và bị tử hình cũng bằng chính cỗ máy man rợ này.

Con bò đồng của bạo chúa thành Athens (nguồn: Internet)

Ba mươi thế kỷ sau, để nhắc nhở chúng ta về 1 thời kỳ mông muội nơi mạng người được coi là rẻ mạt nhất, thiết kế của con bò đồng man rợ năm nào đã được khắc họa vào trong Yugioh. Gimmick Puppet Cattle Scream mang trong mình linh hồn của 1 cỗ máy hành quyết với cơ thể bằng đồng thau đỏ rực. Chiếc kèn đầu lâu nối từ miệng bò tới bụng nhằm lấy sự đau đớn của người xấu số làm thú vui của bạo chúa như muốn kéo chúng ta về với câu hỏi: Không biết liệu đây là mô phỏng tiếng bò kêu, hay chính là tiếng kêu cho nỗi thống khổ của những người dân bị áp bức bóc lột? 

Con bò đồng năm nào được khắc họa vào Yugioh (Gimmick Puppet Cattle Scream)

Nguồn: Internet

Tác giả: Clear Mind

 

Viết bình luận