[TRIVIA] Tổng Hợp Tháng 01/2024: Công Chúa Của Dòng Họ Prometheus
Nếu như tháng trước chúng ta đã đi đến nước Pháp cổ để gặp mặt những nhân vật lịch sử của văn hoá loài người, thì trong tháng này Ai Cập và Hy Lạp cổ đại sẽ là điểm đến văn hoá với những câu chuyện sử thi vô cùng thú vị. Sông Nile, Kim Tự Tháp và người Ai Cập sẽ đi cùng với Titan Hy Lạp để mang đến những thông tin lịch sử đậm chất kỳ bí và pháp thuật của nhân loại thời xa xưa.
1: Phước lành của sông Nile
Các dòng sông được coi như là huyết mạch và cái nôi sự sống của loài người trên thế giới. Các chu trình vật chất được vận chuyển và là môi trường sống cho 1 phần rất lớn các loài sinh vật của nhân loại trên các con sông. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta được nghe tới câu “Ở đâu có nước, ở đó có nền văn minh”. Bên cạnh việc cung cấp nước cho trồng trọt, sinh hoạt và tưới tiêu, thì các dòng sông còn là nơi lưu trữ các giá trị văn hoá cũng như thờ cúng linh thiêng của cộng đồng ven sông. Người Ấn Độ thì thờ cúng sông Hằng, người Việt Nam thì thờ cúng sông Hồng và sông Cửu Long, các quốc gia khác ở Đông Nam Á thì coi sông Mekong như là huyết mạch của mình, thì tại Ai Cập, họ tôn thờ sông Nile như là sông mẹ của mảnh đất Châu Phi bí ẩn.
Sông Nile là nguồn tài nguyên vô giá của người Ai Cập
(Nguồn: Internet)
Trong artwork của lá bài Blessings of the Nile, mặc dù mang đến khung cảnh yên bình, nhưng nó đang khắc hoạ 1 góc văn hoá đồ sộ và hùng vĩ của người Ai Cập cổ đại. Ánh nắng chiếu gắt của mặt trời trên trảng dài sa mạc, Kim Tự Tháp - 1 trong 7 kỳ quan của thế giới đứng lừng lững bên bờ sông Nile, đó chính là những niềm tự hào cũng như là dấu vết lịch sử của văn hoá loài người chứng kiến thế giới thay đổi qua cả vạn năm.
Khung cảnh hùng vĩ của lịch sử Ai Cập được khắc hoạ trong Yugioh
(Blessing of the Nile)
Sông Nile đứng ở đó như 1 người mẹ của Ai Cập, cung cấp nền văn minh vĩ đại của xứ sở Pharaoh. Hiệu ứng của lá bài này như đang nhắc đến khả năng tự nhiên của sông Nile trong việc điều hoà nguồn nước vừa tượng trưng cho nguồn lũ bất chợt có thể gây hại cho mùa màng (vứt các lá bài từ tay), vừa là nguồn sống cung cấp các dưỡng chất cho mùa màng ngay giữa sa mạc khô cằn (tăng điểm gốc của người chơi). Chỉ với 1 lá bài như vậy, 1 góc văn hoá loài người như được tái hiện 1 cách đầy sinh động và chân thực. Qua đó, cũng như nói lên khát khao của nhân loại, những lời nguyện cầu của con người xa xưa về 1 vụ mùa bội thu và 1 cuộc sống được thiên nhiên ưu ái.
2: Pháp sư của thần cá sấu Sebek
Cũng tại Ai Cập cổ đại, người dân tôn thờ 1 vị thần - người được mệnh danh là đã khai hoá và tạo ra sông Nile, đó chính là thần Sebek. Sebek xuất hiện từ xa xưa tại vùng nước nguyên sơ ở thời kỳ hỗn mang dưới hình hài của 1 con cá sấu. Ông là con của nữ thần Neith và là anh em với ác thần Apep và thần mặt trời Ra. Mặc dù trong dáng vẻ xù xì và thô ráp của cá sấu, nhưng Sebek lại vô cùng tốt tính. Ông giúp nuôi dưỡng Horus khi Iris đi tìm xác của chồng Osiris, hồi sinh Osiris sau khi bị người em Set giết hại và cứu cả 4 người con trai của thần Horus khỏi vùng nước của thần Nun. Vì là cá sấu nên Sebek ưa ăn thịt, có lần khi Set vứt xác của Osiris khắp Ai Cập, Sebek đã lỡ ăn mất 1 phần xác thịt của ông. Vì thế các vị thần khác trừng phạt Sebek bằng cách thu ngắn đi lưỡi của ông và đó là lý do tại sao ngày nay lưỡi của cá sấu rất nhỏ và vô dụng.
Đọc thêm về 4 người con trai của Horus tại đây
Thần Sebek trong văn hoá Ai Cập
(Nguồn: Internet)
Xuất hiện trong Yugioh với những thiết kế rất sát với truyền thuyết cổ đại, Sebek hiện thân như là 1 vị thần với bộ áo bào của thần thánh Ai Cập, chiếc đầu cá sấu rất dễ nhìn ra, và cây trượng đầy quyền lực trên tay mình. Bên cạnh ông còn có 1 pháp sư phù thuỷ, cũng như là cận vệ và tay sai đắc lực trong công cuộc giúp đỡ và cứu trợ cho con người bên dòng sông Nile.
Khắc hoạ của Sebek và cận vệ phù thuỷ của ông trong Yugioh
(Sebek’s Blessing - Sorcerer of Sebek)
3: Công Chúa Của Dòng Họ Prometheus
Trong suốt chiều dài lịch sử của thế giới, dường như vai trò và chiến công của những người anh hùng được dành sự chú ý nhiều hơn cho nam giới. Có nhiều trang sử sách cũng ghi lại tên tuổi của những nữ anh hùng trong lịch sử như nữ thần Artemis, nữ thần của công lý Themis, chiến công mang tầm vóc dân tộc của nữ thánh Joan d’Arc của nước Pháp,... Nhưng vẫn còn đó nhiều nữ nhân vật chưa được kể trong nhân loại loài người. Trong vô vàn sử thi đó, có sử thi này. Sử thi này kể về Aidos, công chúa của dòng họ Promethean.
Đọc thêm về nữ thần của công lý Themis tại đây
Promethean là dòng họ bắt nguồn từ 1 titan lửa trong Thần thoại Hy Lạp có tên là Prometheus. Ông là con trai của thần biển Oceanid và của titan Iapetus. Sức mạnh của Thần Lửa Prometheus là điều không phải bàn cãi. Bên cạnh vóc dáng và sức mạnh sử dụng ngọn lửa tinh hoa, ông còn nổi tiếng bởi trí tuệ và sự tinh thông của mình trong thế giới của Hy Lạp cổ. Người ta tin rằng ông chính là người đã tạo ra hình hài của loài người hiện nay từ việc nặn đất sét và ông dường như rất quan tâm tới loài người. Tuy nhiên, sử thi có ghi chép lại 1 trong những sự kiện gây chấn động. Đó là việc ông trộm ngọn lửa thánh trong 1 bữa tiệc cúng tế trên đỉnh Olympia nơi có Zeus cai trị và trao nó cho loài người. Từ đó, lửa có mặt trên trần gian như 1 bước ngoặt vĩ đại của nền văn minh con người. Prometheus sau đó bị Zeus kết tội và tra tấn dã man. Đỉnh điểm, ông bị trói vào 1 tảng đá và Zeus đã sai cho con đại bàng - biểu tượng của mình đến mổ bụng và ăn gan của Prometheus. Tuy nhiên, lá gan đó đã tự lành lặn sau chỉ 1 đêm và con đại bàng tiếp tục ăn lá gan mới kéo dài 1 chu kì tưởng như vĩnh viễn. Về sau này, con trai của Zeus là người anh hùng vĩ đại Hercules đã đến và tiêu diệt con đại bàng đó, chấm dứt sự tra tấn kéo dài rất lâu này.
Prometheus luôn xuất hiện với 1 con đại bàng trên vai như là hình phạt của Zeus
(Nguồn: Internet)
Prometheus có 1 người con trai, tên là Deucalion - thần bão tố và Aidos - nữ thần của sự khiêm nhường, kính trọng và bao dung. Bà đại diện cho các việc làm đúng đắn của loài người và luôn ngăn cản, hướng thiện cho các việc làm sai trái của đàn ông. Tượng của bà được tạc tại các bảo tàng và cung điện của Hy Lạp.
Khắc hoạ của nữ thần Aidos tại Hy Lạp
(Nguồn: Internet)
Và dường như để ghi nhận cho sự hiện diện bị lãng quên của bà tới thế giới, Konami đã đưa Aidos vào trong Yugioh. Xuất hiện trong Yugioh với dáng dấp của công chúa với ngọn lửa cháy bên mình, Aidos được hoá thân vào Công chúa lửa như mang tất cả linh hồn và tâm trí để truyền ngọn lửa tinh hoa và cốt cách tốt đẹp tới con người. Với khả năng hồi sinh lại 1 quái thú từ dưới nghĩa địa, nó như liên tưởng tới việc kéo 1 người đi lên từ đống đổ vỡ của tro tàn vậy!!!
Công chúa lửa của dòng họ Prometheus
(Promethean Princess, Bestower of Flames)
Tác giả: Clear Mind
Nguồn: Tổng hợp
Viết bình luận