[TRIVIA] Tổng Hợp Tháng 10/2023: Âm, Dương Và Những Loài Tiểu Quỷ
Một tối giữa tháng 10/2023, hãy cùng bỏ lại thế giới hiện đại nơi chỉ có nhà lầu, xe hơi và chuỗi ngày chấm công tẻ nhạt để cùng quay lại quá khứ và thả mình vào những nền văn hoá đã được gây dựng và là nền tảng cho những triều đại và con người sau này. Những nét chấm phá Âm-Dương trong tâm linh và phong thuỷ, hay những tên tiểu quỷ tuy không tai tiếng nhưng đã có 1 góc riêng trong tâm trí của người Nhật Bản cổ đại chính là chủ đề cho bài viết hôm nay. Tất cả điều đó là gì, và chúng đã được lồng ghép vào Yugioh như thế nào, hãy cùng tìm hiểu!!
Xem Thêm: Top 5 Bộ Bài Đáng Chú Ý Nhất Sau Ban List TCG T9/2023
1: Giáo sĩ bị lãng quên
Âm và dương có lẽ không còn xa lạ trong văn hoá của phương Đông nói chung và được nói riêng trong những quan niệm của Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Có cả ngàn vạn ví dụ về biểu tượng của Âm Dương trong cuộc sống hàng ngày. Ban ngày - ban đêm, nam - nữ, sự thật - lừa dối, thiện - ác hay tất cả mọi thứ khác kể cả những thứ hữu hình, chỉ cần có 2 mặt đối lập thì đều có linh hồn của Âm và Dương bên trong. Biểu tượng cho thuyết Âm - Dương chính là một vòng tròn chia hai 2 nửa Trắng (Dương) và Đen (Âm). Tuy nhiên, hai yếu tố này mặc dù trái ngược và đối lập nhau hoàn toàn, nhưng 100% lại không thể tách rời và cần có nhau để sống. Chính vì vậy, mà trong nửa đen có chấm trắng và trong nửa trắng có chấm đen. Và, để giáo hoá sự xuất hiện của Âm và Dương trong cuộc sống này, thì Tiên Giáo, hay còn gọi là Đạo Giáo ra đời, với tiếng Anh đó là Taoism (hoặc Daoism). Có lẽ, chính vì vậy mà đã trở thành niềm cảm hứng cho thiết kế của Tao the Chanter trong Yugioh.
Âm - Dương trong văn hoá kinh điển của nhân loại
Tao the Chanter được thiết kế cách đây đã 25 năm (16/12/1998) cũng như là một cách hiện thực hoá và đại diện hoá cho 1 trường phái và 1 giáo sĩ theo đuổi sự cân bằng của Âm - Dương trong vũ trụ và lấy đó là kim chỉ nam trong suốt quá trình vận hành và lưu thông của thế giới. Một phù thuỷ có chiếc mặt nạ Âm - Dương, cùng bộ đồ giống hệt như 1 nhà tu luyện đạt tới cảnh giới cho sự cần bằng của 2 thái cực này. Tuy nhiên, có vẻ như vị đạo sĩ này đã bị lãng quên trong suốt 1 phần 4 thế kỉ qua, và phải mãi cho đến ngày 22/07/2023 trong set Age of Overlord, thì vị đạo sĩ này mới đắc đạo lên thành Master Tao the Chanter - một phiên bản “đạo sĩ nâng cấp” lên đầy khí phách hơn so với bản thân anh ta 25 năm trước. Vẫn con người ấy nhưng chiếc áo nay đã đậm sắc hơn, phong thái đã quyền lực hơn, và tất cả khung cảnh như mang đến 1 chất kì bì lẫn ma quái hơn vị đạo sĩ năm nào.
Đạo sĩ Tao the Chanter và bản nâng cấp của mình sau 25 năm
2: Loài tiểu quỷ lông xanh
Tiếp theo, hãy cùng phiêu lưu tới xứ sở của nghề làm gốm và thiên đường của các suối nước nóng trong lãnh thổ của một quần đảo nổi tiếng nằm ở phía tây nam của Nhật Bản có tên là Kyushu và cùng hoà mình vào một thế giới cổ đại nơi có những loài tiểu quỷ lén lút trong cuộc sống của loài người. Chuyện kể lại rằng, Kyushu là một hòn đảo có 2 quận đảo tên là Saga và Miyazaki nơi chứng kiến sự xuất hiện và biến mất của 1 loài tiểu quỷ có tên là Hyosube. Tuy nhiên, cái tên này có nhiều biến thể bay cùng theo những câu chuyện được kể bằng tai cho nhau nghe và bởi những tương truyền từ người này sang người khác như là: Hyouusuhe, Hyouzunbo, Hyousbo, Hyosumbo, Hyosubo, and Hyosubo.
Hyosube đầy lông lá trong văn hoá của Nhật Bản cổ đại
Trong hầu hết các điển tích được truyền miệng lại, thì Hyosube là một loài tiểu quỷ cỡ nhỏ và có rất nhiều lông lá trên mình. Chúng rất thích tắm và thường lẻn vào nhà của người dân để ngâm mình trong các bể tắm vụng trộm. Mỗi khi tắm xong, lượng lông khổng lồ trên người rụng xuống, làm tắc các bồn nước của người dân và chỉ ngay khi chúng chạm vào nước thì ngựa của những ngư dân được nuôi trong chuồng gần đó sẽ chết ngay lập tức. Chính vì vậy, mà người dân thường phải thờ Hyosube bằng cách cống nạp quả cà tím đầu tiên chín trong vườn cho chúng nhằm hi vọng chúng bớt quấy rầy cuộc sống cá nhân bởi ai cũng tin rằng đây chính là loài rau quả mà Hyosube yêu thích nhất.
\
Hyosube có sở thích là ăn quả cà tím và lẻn vào phòng tắm của dân làng
Bên cạnh đó, Hyosube được tương truyền rằng là có nhiều điểm tương đồng với Kappa - một loài thuỷ quái, cũng được tôn thờ như một thần nước tại khu vực quận Saga cùng “địa bàn hoạt động” với Hyosube. Kappa mang thân mình nhỏ, được mô tả lại với một cái đầu tròn dẹt như đội 1 cái đĩa trên đầu cùng với nhiều lông lá xung quanh. Kappa so với Hyosube thì nổi tiếng hơn nhiều và được thờ cúng bởi các bàn thờ được thi công giống như những giếng nước ngọt tên là Suijin. Kappa được kể lại là hay xuất hiện vào các Tiết thanh minh của Nhật Bản 2 lần trong năm gồm tiết Thu phân và Xuân phân. Tại đây, chúng được tìm thấy lẫn trong các đám Hyosube. Và những tiếng kêu “Hyo - hyo” phát ra từ đám tiểu quỷ chính là nguồn gốc cho cái tên của lũ quỷ Hyosube. Vì vậy, mà khi nhắc đến Hyosube, người ta luôn đi kèm với những mô tả về Kappa.
Kappa trong mô tả của người Nhật cổ
Nhìn chung, trong Yugioh, cả Hyosube và Kappa đều được thiết kế sát với những câu chuyện trong lịch sử loài người. Cả hai đều có những nét tương đồng với nhau theo kiểu “tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn” từ những chiếc mai rùa, màng chân hay là một thân hình rẽ sóng. Những chiếc lông và tóc dài của Hyosube, hay một chiếc đầu tròn bóng như đội 1 cái đĩa của Kappa cũng đều được phác hoạ đầy chân thực trong artwork của 2 người “anh em” này.
Hyosube và Kappa trong thiết kế Yugioh
Viết bình luận