Tìm Hiểu Về Các Dạng Bộ Bài Trong Yu-Gi-Oh
Mỗi bộ bài trong Yu-Gi-Oh đều có những điểm mạnh, điểm yếu và đặc điểm giúp phân loại chúng vào các nhóm bộ bài khác nhau. Zac Hill, cựu designer của Wizard of the Coast và cũng là một trong những người từng vận hành Magic the Gathering đã chỉ ra từng loại deck và những đặc điểm của chúng trong một format. Những loại deck như Aggro, Combo, Control và Hybrid là cách mà người chơi Magic phân loại các deck ngày nay theo những gì Zac Hill đã sử dụng. Trong một format lý tưởng, mỗi loại deck sẽ chiếm 1 vị trí nhất định trong đấu trường chuyên nghiệp và không có loại deck nào hoàn toàn bị lãng quên.
Meta Yu-Gi-Oh hiện đại hiếm khi có chỗ cho tất cả các loại deck
Nhưng đó là với Magic the Gathering, còn với Yu-Gi-Oh thì sao ? Yu-Gi-Oh có thể nói là không hoàn toàn tuân theo những quy tắc đó khi một loại deck có thể chiếm tới 35% metagame bất kể format đó là format gì. Khác với Magic, độ phổ biến là thứ quyết định metagame của Yu-Gi-Oh, nhưng cũng đồng thời làm giảm đi cơ hội xuất hiện của 1 deck kén người chơi hoặc ít mạnh mẽ hơn xuất hiện. Tuy vậy, hiểu rõ hơn về matchup và các loại deck có thể giúp người chơi khai thác điểm mạnh và điểm yếu của 1 deck hiệu quả hơn. Hãy cùng tìm hiểu về các loại deck được Zac Hill phân loại, nhưng chuyển qua ngôn ngữ của Yu-Gi-Oh.
Aggro
Đặc điểm:
- Khả năng OTK ổn định
- Biết loại bỏ hoặc triệt hạ tài nguyên đối thủ
- Một màu, dễ bị bắt bài
- Thiếu khả năng phòng thủ
Một vài ví dụ về deck aggro điển hình:
- Blue-Eyes
- Frightfur
- Darklord
- Cyber Dragon
Matchup có lợi: Control
Matchup khó nhằn: Midrange
Blue-Eyes, 1 deck Aggro từng đứng trên đỉnh thế giới
Aggro là những deck chơi theo tiêu chí "Đánh nhanh, diệt gọn" với lối đánh xôi thịt sử dụng những lá bài có lượng công lớn và khả năng biết tự bảo kê bản thân ở mức ổn. Aggro đánh vào những deck có tốc độ triển khai chiến thuật chậm, với việc làm giảm đi tài nguyên và khả năng phòng thủ của Opp để dọn đường cho 1 pha One-Turn-Kill chớp nhoáng.
Tuy nhiên, Aggro lại rất yếu trong khả năng đánh lâu dài do khả năng kiểm soát tài nguyên và phòng thủ khá hạn chế. Do đó, deck aggro thường lựa chọn đi sau nhằm triển khai chiến thuật mượt mà nhất có thể, phá hoại tài nguyên của đối thủ và OTK ngay khi có cơ hội. Đồng thời, Aggro gặp khó khăn trước các deck có khởi đầu ổn định và kiểm soát tài nguyên tốt. Không phải mọi board đều có thể bị phá, và việc không thể phá board của đối thủ là áp lực lớn mà các bài thủ sử dụng Aggro phải nghĩ cách vượt qua.
Xem thêm: [OCG][Archetype] Thunder Dragon – Sấm Sét Cổ Đại
Control (Stun/Anti-Meta)
Đặc điểm:
- Trao đổi tài nguyên tốt
- Khả năng cản trở lối chơi của đối thủ tốt, có nhiều lớp phòng ngự
- Có khả năng làm chậm nhịp trận đấu
- Thiếu khả năng tấn công
- Thường lựa chọn đi trước
1 số deck điển hình của lối chơi này
- Paleozoic
- Gravekeeper
- Fossil Dyna Stun
- Altergeist
- Guru Control
Matchup có lợi: Ramp, Combo
Matchup khó nhằn: Aggro
Sky Striker, 1 deck control luôn hiện diện trong meta từ khi ra mắt
Control là các deck thường sử dụng lượng lớn các lá bài giúp cản trở lối chơi của opp, với số lượng card disrupt thường ở mức 12 đến 15 card khác nhau. Các cách disrupt của control rất đa dạng, từ những trap truyền thống như Solemn, những handtrap mạnh như Dimension Shifter, các floodgate và nhiều hơn nữa. Các deck control lấy lợi thế bằng cách trao đổi ít tài nguyên để đổi lấy nhiều tài nguyên của đối thủ, từ đó tạo khoảng cách với đối thủ.
Solemn Judgment, lá bài rất được các deck control ưa chuộng
Các deck control hiện đại cũng có những boss monster ổn, thường dùng như phương pháp cuối cùng để khắc phục những yếu điểm của deck mà đối thủ đã có thể tìm ra.
Combo
Đặc điểm:
-Thường sử dụng tổ hợp gồm 2 card trở lên để triển khai lối chơi
- Tương tác giữa các card rất tốt
- Thường lựa chọn đi trước
Deck điển hình cho loại bộ bài này:
- Dragon Link
- Dark Warrior Turbo
- Adventure Tenyi
- Goodstuff
Matchup có lợi: Midrange
Matchup khó nhằn: Control
SPYRAL, 1 deck combo từng thống trị 86% meta OCG
Combo deck lợi dụng việc có khả năng nối dài chuỗi kết hợp các lá bài của mình để mang lại 1 lượng tài nguyên lớn và tạo ra một board cực kì khó vượt qua cho đối thủ. Combo sử dụng nhiều các quái thsu trong Extra Deck như cầu nối để thực hiện các combo và kéo dài combo, đồng thời bù đắp cho một main deck thường khá thiếu sức mạnh cơ bắp và khả năng trụ field. Độ ổn định của 1 deck combo còn tùy thuộc vào cách deck combo đó được build, do có khá nhiều deck combo sử dụng những combo 3 card trở lên có thể khá khó để triển khai.
End Board cơ bản của 1 deck combo thường có khả năng disrupt mạnh mẽ, như board SPYRAL ví dụ trên hình
Tuy vậy, combo lại rất sợ bị disrupt vào giữa lúc đang combo, 1 handtrap như xuân hoặc Imperm vào key card của deck combo có thể khiến chiến thuật của họ chậm đi khá nhiều, thậm chí sụp đổ ngay lập tức nếu không có phương án dự phòng hoặc các extender trên tay. Để né đi việc bị quái thú hoặc trap của đối thủ phá hoại lối chơi, combo thường lựa chọn việc đi trước nhằm build board ổn nhất có thể.
Xem thêm: TCG Meta Report: Dragon Link - Tháng 6 năm 2022
Midrange
Đặc điểm:
- Khả năng search và phá hoại lối chơi ở mức ổn định
- Đơn giản, ổn định nhưng có power play rất tốt
- Monster không được mạnh mẽ như Aggro
- Khả năng toolbox mạnh
- Có thể đi trước lẫn đi sau tốt
Một vài deck điển hình:
- Salamangreat
- Tri-brigade
- Branded Despia
- Evil Twin
Matchup có lợi: Aggro
Matchup khó nhằn: Combo và Ramp
Salamangreat, Midrange deck vô địch World Championship năm 2019
Midrange là loại deck cân bằng giữa tấn công phà phòng ngự. Vì lý do đó, các deck midrange thích ứng với tình huống và meta rất tốt, do phần lớn extra deck lẫn staple của chúng có thể xử lý nhiều trường hợp khác nhau. Midrange có khả năng search và lọc deck ở mức ổn định, cùng với khả năng grind game cực tốt nếu trận đấu kéo dài và đồng thời có thể gọi ra những boss monster cơ bắp để kết thúc trận đấu ngay lập tức. Vì những yếu tố trên, midrange luôn là 1 deck khó đối phó trong mọi format và mọi meta, nhưng đồng thời rất khó kiểm soát hoàn hảo.
Salamangreat của Kouki Kousaka, Decklist vô địch thế giới 2019
Tuy toàn diện là vậy nhưng midrange cũng có những điểm yếu. Dù loại deck này có thể làm được nhiều thứ, chúng lại không thực sự tốt tuyệt đối ở 1 mặt nào. Boss monster của chúng hiếm khi vượt qua được ngưỡng 3000 ATK và cũng khá khó ra. Đồng thời công thủ của deck phụ thuộc vào việc tay bạn có gì và việc side deck tốt của opp có thể khai thác điểm yếu của các deck này một cách triệt để.
Ramp
Đặc điểm:
- Tập trung vào tạo dựng thế trận mid đến late game
- Chiến thuật đòi hỏi cần nhiều lá bài khác nhau trên sàn đấu
- Yếu đầu trận nhưng mạnh mẽ cuối trận
- Công thủ chuyển đổi liên tục
- Thường lựa chọn đi trước
Một số deck điển hình cho chiến thuật
-Dark Magician
- Lightsworn
- Metalfoes
Matchup có lợi: Midrange
Matchup khó nhằn: Control
Dark Magician, deck ramp luôn được coi là fan favourite
Ramp deck phụ thuộc vào engine để tạo dựng thế trận của mình. Các engine có thể là tạo tài nguyên, tìm các mảnh để dựng board, hoặc gọi ra monster từ deck, extra deck hoặc graveyard mỗi turn. Sự kết hợp giữa các engine tạo lợi thế liên tục đó chính là power play của 1 deck ramp, và vòng tài nguyên đó sẽ tạo khoảng cách lớn dần cho người chơi nếu không bị disrupt bởi đối thủ
Ramp thường đòi hỏi nhiều turn để setup, đặc biệt là trong turn đầu là turn người chơi ramp yếu nhất và hoàn toàn có thể bị OTK chết nếu đối thủ đủ hàng hoặc bị disrupt vào những card để setup lối chơi cho các turn sau. Nhưng nếu có thể tạo tài nguyên và grind được, Ramp sẽ trở thành 1 thế lực không thể cản phá. Do vậy, đối đầu với deck Ramp là cuộc đua xem bạn sẽ kết thúc trận đấu trước hay đối thủ sẽ vào guồng trước.
Hybrid
Đặc điểm
- Mang nhiều đặc điểm của các deck khác nhau
- Khắc phục được các điểm yếu của 1 deck type
- Có thể có vài khó khăn trong từng matchup
Deck điển hình
- Magician Pendulum
- Tellarknight
- Kozmo
Pendulum Magician, cơn ác mộng đầu Link Format
Hybrid deck thường lấy những điểm mạnh của từng loại deck để kết hợp với nhau để tạo ra 1 chiến thuật cụ thể. Cũng có khi Hybrid là các deck được kết hợp để đối đầu với các meta deck hiện thời. Trong trường hợp đó, Hybrid thường là các pure build, về sau được tích hợp thêm những engine ngoài để "Hybrid hóa" deck đó.
Hybrid tưởng như 1 cỗ xe tăng không thể cản phá. Tuy vậy, Hybrid có thể gặp khó khăn với những pure build do chúng tốt hơn hybrid ở 1 vài điểm đặc trưng. Side deck cũng là một cách để phá hoại lối chơi của deck hybrid, do các deck Hybrid thường sử dụng nhiều card để giảm thiểu yếu điểm của bản thân. Do vậy, chơi Hybrid đòi hỏi việc người chơi biết cách đối đầu và thích ứng tốt với metagame hiện hành.
Nguồn:YGOProDeck
Viết bình luận